Học giả Đài Loan Lin Chong-pin. |
Tờ Vượng Báo, Đài Loan ngày 11/5 đưa tin, các học giả Đài Loan đã thảo luận về chiến lược của Trung Quốc (bành trướng, thôn tính) ở Biển Đông, trong đó yêu sách chủ quyền và hàng hải phần lớn tương tự với những gì Đài Bắc tuyên bố.
Tranh cãi lớn nhất ở Biển Đông hiện nay là tranh chấp xung quanh quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Việt Nam và Philippines nỗ lực tìm cách giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán đa phương, một cách tiếp cận mà Bắc Kinh bác bỏ.
Chang Ching, một nhà nghiên cứu tại Hội Nghiên cứu chiến lược Đài Bắc nói rằng đàm phán song phương và tiếp cận kép vẫn là lựa chọn duy nhất của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông. Trung Quốc vẫn duy trì quan điểm là đàm phán đa phương sẽ cho các nước ngoài Biển Đông như Hoa Kỳ, Nhật Bản có cơ hội can thiệp.
Ngoài ra các bên yêu sách khác ở quần đảo Trường Sa có thể hợp tác cô lập Bắc Kinh trong quá trình đàm phán. Do đó Trung Quốc tìm cách thuyết phục các bên tranh chấp khác chấp nhận cách tiếp cận kép, bằng cách đẩy nó sang ASEAN.
Bắc Kinh sẽ khuyến khích các thành viên ASEAN chấp nhận đàm phán song phương, đối tượng đầu tiên Trung Quốc nhắm đến là Brunei và Malaysia chứ không phải Việt Nam hay Philippines làm "điểm phá băng".
Lin Chong-pin, một cựu Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan nói rằng Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines không có khả năng đi đến chiến tranh với Trung Quốc ở Trường Sa. Philippines là một trong 21 quốc gia ký biên bản ghi nhớ hỗ trợ thành lập Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng, mở rộng ảnh hưởng kinh tế sang phía Tây, Nam và Trung Á thông qua sáng kiến "một vành đai, một con đường".
Hải quân Hoa Kỳ đã phát động một cuộc tập trận chung với Trung Quốc ngày 27/4. Bắc Kinh cũng lại tiếp tục đối thoại an ninh với Tokyo hồi tháng trước sau 4 năm gián đoạn. Trong bối cảnh này, các tranh chấp lãnh thổ khó leo thang thành chiến tranh.
Vì vậy ông Lin Chong-pin cho rằng Đài Loan không cần quá lo cho bản thân trong tranh chấp ở Biển Đông. Tất cả công việc Đài Loan cần làm là giữ cho được đảo Ba Bình (nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp).
Điều này phục vụ lợi ích cho cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong khi Đài Loan có thể giám sát các hoạt động của quân đội Trung Quốc ở Trường Sa là chuyện tốt với Hoa Kỳ, thì theo quan điểm Bắc Kinh, Đài Loan vốn chỉ là 1 tỉnh của Trung Quốc nên nó chiếm đóng Ba Bình vẫn tốt hơn.