Xe tăng chiến đấu T-14 Armata tham gia duyệt binh ở Quảng trường Đỏ ngày 9 tháng 5 năm 2015 |
Siêu vũ khí
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 14 tháng 5 dẫn trang mạng “Lợi ích quốc gia” Mỹ ngày 11 tháng 5 đăng bài viết “Xe tăng Armata T-14 Nga là siêu vũ khí?” cho rằng, T-14 được truyền thông gọi là siêu vũ khí, nhưng do Armata gặp sự cố trong một hoạt động diễn tập để chào mừng ngày Chiến thắng, độ tin cậy của nó đã bị nghi ngờ.
Bài báo cho rằng, phương Tây không nên bị phân tán sự chú ý, cần tìm hiểu nghiên cứu loại xe tăng mới này đã cho thấy những thay đổi quan trọng nào trong tư tưởng quân sự của Nga. Armata cho thấy, Nga nỗ lực xây dựng một đội quân chuyên nghiệp có thể tác chiến trong các cuộc xung đột khu vực quy mô lớn, cường độ thấp.
Armata là sản phẩm trực tiếp thúc đẩy chuyên nghiệp hóa lực lượng vũ trang của Liên bang Nga. Sự thay đổi về tư tưởng quân sự có nguồn gốc từ sự thiếu sót nghiêm trọng của Quân đội Nga bộc lộ ra trong chiến tranh Chechnya.
Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga |
Quân đội Nga bị một đội quân địch có quân số, vũ khí và tiếp tế đều rất yếu đẩy lùi. Từ tháng 12 năm 1994 đến tháng 8 năm 1996, Quân đội Nga thương vong hơn 60.000 người: 5.500 người thiệt mạng, 52.000 người bị thương, 3.000 người mất tích.
Quân nhân nhập ngũ huấn luyện không tốt, chiến thuật bảo thủ Chiến tranh Lạnh và trang bị thấp kém của Nga đã gây ra đại họa: Trong chiến dịch Grozny năm 1994, gần 70% số 200 xe tăng tham chiến của Quân đội Nga bị tiêu diệt.
Sau đó, Nga tìm cách đổi mới triệt để lực lượng vũ trang, tư tưởng chỉ đạo mới nhấn mạnh chuyên nghiệp hóa và mua thêm trang bị hiện đại.
Thiết kế xe tăng kiểu mới cực kỳ quan trọng đối với hiệu lực của quân đội chuyên nghiệp Nga, bởi vì lực lượng này ngày càng coi trọng năng lực sống sót của binh sĩ. Nâng cao khả năng sống sót của quân đội chuyên nghiệp chính là bảo đảm cho quân nhân được huấn luyện chất lượng tốt có thể chiến đấu.
Trạm điều khiển vũ khí từ xa ở tháp pháo xe tăng chiến đấu T-14 |
Phiên bản mới nhất (T-90 và T-72B3) thiết kế xe tăng cũ của Nga đã nâng cao năng lực sống sót của quân nhân, điều gây chú ý nhất là đã trang bị bọc thép phản ứng nổ.
Nhưng, về bản chất, chúng vẫn giữ lại đặc tính tác chiến bọc thép quy mô lớn và đội quân với những người được chiêu mộ nhập ngũ. Xe tăng kiểu cũ không thích hợp lắm với quân đội chuyên nghiệp, đặc biệt là trong xung đột cường độ thấp.
Khác với T-90 và T-72B3, thiết kế và năng lực của Armata đã phản ánh mối đe dọa phải đối mặt của nó. Armata đã tiếp thu nguyên tắc phòng hộ hiện đại. Chẳng hạn, nó lấy tháp đại bác tự động làm trung tâm chế tạo, tháp đại bác cách ly với nhân viên trên xe, từ đó có thể giảm nguy hiểm từ đạn nổ.
Giống như xe tăng chiến đấu của phương Tây, ngoại hình của Armata cao lớn, nhờ có bọc thép nhiều tầng và bọc thép phản ứng. Thiết bị phòng thủ tên lửa chắc chắn không thể thiếu trong thiết kế Armata.
Máy bắn đạn hỏa mù, lựu đạn dưới tháp pháo xe tăng T-14 Nga |
Xe tăng phương Tây được chế tạo theo nguyên tắc tương tự đã phô diễn năng lực mạnh mẽ bảo vệ tính mạng của binh sĩ trong các cuộc xung đột cường độ thấp. Nguồn linh cảm trực tiếp của Armata (xe tăng Merkava Israel) là hình mẫu thiết kế của xe tăng phương Tây, nó có tính năng xuất sắc trong việc ngăn chặn các mối đe dọa bất đối xứng.
Nó có bọc thép phức hợp với hình dáng khá cao, từ trên xuống dưới lấy bảo vệ tính mạng của binh sĩ trên xe làm mục đích chính, ở mức độ rất lớn giống với M1 Abrams, Leopard-2 và thiết kế phương Tây hiện đại khác.
Sản xuất Armata cũng đã bộc lộ mục tiêu chính sách ngoại giao khu vực của Nga. Mặc dù rất nhiều người cảm thấy ngạc nhiên đối với việc Nga đề cập tới sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng tư tưởng quân sự gần đây của Nga có nghĩa là họ muốn phát triển sử dụng lực lượng thông thường.
Lực lượng chiến lược hạt nhân của Nga có thể bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của họ, nhưng tác dụng đối với việc điều động lực lượng khu vực là có hạn. Điều Nga quan tâm nhất là kiểm soát lại khu vực biên giới trong lịch sử của họ, họ gọi là "nước ngoài lân cận".
Đặc tả phía sau tháp pháo xe tăng chiến đấu T-14 Nga |
Cho nên, Quân đội Nga hầu như đang tiến hành chuẩn bị cho ứng phó với nhiều loại trường hợp chiến tranh hỗn hợp. Đối với vấn đề này, binh sĩ cần tiến hành huấn luyện chiến tranh phi thông thường, bọc thép di động (xe) cần có khả năng ứng phó với các loại mối đe dọa.
Bất kể hành động hỗn hợp như ở Ukraine phải đối mặt của Quân đội Nga, chiến tranh công khai với một nước láng giềng nào đó, hay mối đe dọa chủ nghĩa khủng bố cấp độ thấp ở khu vực Caucasus, Armata đều sẽ có "đất dụng võ".
Đến nay, T-90 đã có thừa khả năng đối phó với hầu hết mối đe dọa bọc thép trong cuộc xung đột Ukraine, Armata sẽ càng đáng sợ hơn.
Rất nhiều chi tiết của Armata còn chưa rõ. Mặc dù về lý thuyết không giống bình thường, nhưng năng lực thực tế của nó chưa được kiểm nghiệm. Armata nhấn mạnh chất lượng được coi trọng hơn số lượng, sự coi trọng đối với loại hệ thống vũ khí kiểu sáng tạo này cho thấy, Nga đang nghiêm túc tiến hành hiện đại hóa quân đội và điều động lực lượng tới "nước ngoài lân cận".
Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga |
Khai phá thị trường
Trang mạng "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 8 tháng 5 cũng có bài viết cho rằng, Mỹ thực sự phải sợ hãi xe tăng chiến đấu T-14 Armata của Nga.
Theo bài báo, xe tăng chiến đấu T-14 là loại xe tăng chiến đấu đầu tiên do Nga thiết kế sau khi Liên Xô tan rã. Khi nó lần đầu tiên phô diễn trước mắt công chúng, phương Tây thường có 2 phản ứng. Phản ứng thứ nhất là coi đồ (tốc độ nhanh hơn, tính cơ động mạnh hơn, hỏa lực mạnh hơn, khả năng sống sót mạnh hơn vũ khí của quân đội phương Tây) do Nga tuyên bố là "ảo".
Nói cách khác, loại xe tăng mới xuất hiện tại lễ duyệt binh Quảng trường Đỏ ngày 9 tháng 5 chỉ là để phô diễn và tuyên truyền, sẽ không thực sự dùng cho chiến trường.
Phản ứng thứ hai là nghi ngờ rất lớn, một quốc gia đã bị phương Tây trừng phát, kinh tế đã rơi vào suy thoái thì làm sao có thể sẽ dùng vốn ngày càng ít ỏi để chế tạo xe tăng chiến đấu thế hệ tiếp theo?
Trên thực tế, nếu Putin tiếp tục kiên trì kế hoạch tăng cường quân bị trong tình hình điều kiện kinh tế hoàn toàn khác, ông phải chăng sẽ giẫm lên vết xe đổ mất nước của Liên Xô - tức là chi tiêu quốc phòng tùy ý làm tiêu hao ngày càng nhiều GDP?
Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga |
Theo bài báo, một lý do thuyết phục khác cho thấy, Nga đầu tư vốn cho năng lực nghiên cứu và thiết kế của công nghiệp quân sự là có lý, đồng thời thành quả cũng lớn lao: Moscow tìm cách củng cố địa vị của họ, tức là làm nhà cung ứng của rất nhiều quốc gia muốn phát triển thực lực quốc phòng, cho dù kế hoạch này có thể sẽ khiến cho Washington bất mãn.
Như vậy, Nga muốn trở thành "kho vũ khí của các nước chủ nghĩa chuyên chế" toàn thế giới (cho dù có rất nhiều khách hàng tốt của Nga thực ra cũng là các nước dân chủ).
Rất nhiều quốc gia đang trỗi dậy (còn có một lượng lớn quốc gia thực lực trung bình hiện nay) có thể rất vui nhìn thấy Moscow đóng vai trò này. Công nghiệp quân sự của Nga được xây dựng dựa vào đầu tư của thời kỳ Liên Xô. Viện thiết kế, nhà máy, phân xưởng, bãi thử nghiệm đồng bộ vẫn tồn tại.
Cho dù đối với những nước như Ấn Độ, xin giúp đỡ từ các công ty Nga cũng rất có lời từ góc độ kinh tế, họ không nhất thiết tiếp tục xây dựng cơ sở công nghiệp quốc phòng quan trọng từ bàn tay trắng - từ đó giúp họ có thể vượt qua giai đoạn bước đầu phát triển công nghiệp quân sự, tránh đầu tư quá nhiều nguồn vốn cho sao chép tổ hợp công nghiệp quân sự Nga.
Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga |
Cùng với sự thay đổi của thời gian, thông qua chuyển nhượng công nghệ, cho thuê, thậm chí kỹ thuật đảo ngược, các nước mới nổi có thể từng bước sao chép, xây dựng nhiều công nghiệp quốc phòng nội địa hơn.
Đối với Nga sau khi Liên Xô giải thể, chấn hưng lại công nghiệp quốc phòng là có lý. Mấy năm trước, ông Putin đã coi xuất khẩu vũ khí là một trong những ưu thế so sánh của Nga trên thị trường quốc tế, sánh ngang với dầu mỏ, khí đốt và năng lượng nguyên tử.
Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, hy vọng ban đầu của Nga là có thể cải tạo lại các doanh nghiệp quốc phòng lớn của thời kỳ Liên Xô, sản xuất máy hút bụi và máy quay phim, nhưng hy vọng này đã tan biến.
Một phần nguyên nhân là Nga (cùng với các nước kế thừa tổ hợp công nghiệp quân sự Liên Xô như Ukraine) không thể cạnh tranh về chi phí lao động, cũng không thể bảo đảm chất lượng của các nhà máy định hướng xuất khẩu của "4 con rồng nhỏ châu Á".
Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga |
Vì vậy, một phần của chiến lược tái công nghiệp hóa chính là chấn hưng lại công nghiệp quốc phòng, tận dụng đầy đủ nhu cầu của các nước khác đối với tăng trưởng không ngừng của hệ thống vũ khí tinh vi.
Hơn nữa vũ khí trang bị do Nga sản xuất được hưởng danh tiếng "đủ dùng". Đa số các nước trên thế giới (đặc biệt là những nước không có quan hệ tốt với Washington) biết rõ, không có quốc gia nào (Trung Quốc có thể là một ngoại lệ) có thể chống lại Mỹ.
Nhưng, họ cũng ý thức được, sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, không tồn tại mối đe dọa hiện thực gì có thể cho phép người dân Mỹ sẵn sàng chịu thương vong về người và sự hy sinh to lớn.
Khi cân nhắc can thiệp, Mỹ sẽ tiếp tục tìm kiếm sự lựa chọn chi phí thấp, không bị thương vong về người, hơn nữa thứ mà họ thường muốn không chỉ là một chiến thắng, hơn nữa, đó là vị thế bá chủ hoàn toàn.
Vì vậy, đối với những nước muốn ngăn chặn Mỹ, quân đội của họ không muốn trông chờ có thể đánh bại Mỹ, mà là họ có thể ngăn chặn được bước tiến của Quân đội Mỹ, gây ra thương vong hoặc tổn thất trang bị quá cao cho Quân đội Mỹ hay không.
Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga |
Đương nhiên, rủi ro luôn luôn có. Công nghiệp vũ khí Nga có khả năng sẽ thực hiện câu danh ngôn này của Lenin: "Nhà tư bản sẽ bán rẻ dây thừng cuối cùng dùng để treo cổ bạn" - thông qua bán vũ khí, những nước này cuối cùng có thể sẽ cầm lấy những vũ khí này để đối phó Nga.
Nhưng, trong ngắn hạn, sự cân nhắc chiến lược của Nga là hầu hết các nước đều đang tìm biện pháp hạn chế hoặc trói buộc các hành động của Mỹ. Một khi trên thế giới có nhiều quốc gia hơn sở hữu những vũ khí này (đặc biệt là vũ khí Washington không muốn bán) để qua đó gây phiền phức cho Mỹ, thì mối nguy hiểm lâu dài cũng là đáng kể.
Đối với nội bộ Nga, xe tăng T-14 hùng dũng đi qua Quảng trường Đỏ trong ngày Chiến thắng truyền đi một thông điệp, đó là Nga tiếp tục sở hữu trang bị có thể tương đương với kho vũ khí của phương Tây, Nga chắc chắn sẵn sàng cung cấp phần cứng tốt hơn cho quân đội trong vài năm tới.
Nó cũng là tín hiệu phát đi cho các khách hàng của Nga ở các khu vực trên thế giới, đó là tổ hợp quốc phòng Nga có thể sản xuất trang bị đáng tin cậy. Nếu Nga có thể tìm được đầy đủ khách hàng, họ sẽ có thể cung cấp vốn cho tăng cường quân bị, các nhà thiết kế Nga sẽ có thể phát triển được hệ thống vũ khí thế hệ mới.
Đây là quảng cáo tốt nhất của Nga về việc có thể tiếp tục sản xuất hệ thống vũ khí thế hệ tiếp theo - họ hy vọng khách hàng sẽ tìm đến mình.
Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga |