Tàu hộ vệ Diêm Thành số hiệu 546 Type 054A (biên chế cho Hạm đội Bắc Hải) Hải quân Trung Quốc bám đuôi tàu tuần duyên USS Fort Worth của Hải quân Mỹ ở vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ) |
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 28 tháng 5 dẫn trang mạng "Nihon Keizai Shimbun" Nhật Bản ngày 27 tháng 5 đưa tin, Chính phủ Trung Quốc ngày 26 tháng 5 đã công bố sách trắng quốc phòng, loại văn kiện này được công bố 2 năm 1 lần.
Tính tới khả năng xung đột với Mỹ trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc bắt đầu thay đổi chiến lược thiên về lục quân, đề xuất coi trọng hải quân.
Sách trắng nói rõ là muốn "bảo vệ quyền lợi biển quốc gia, ứng phó các cuộc xung đột vũ trang và sự kiện bất ngờ". Ngoài ra, cũng đã bày tỏ lo ngại đối với chính sách bảo đảm an ninh của Nhật Bản.
Phó Tổng thống Mỹ khuyến khích học viên hải quân bảo vệ hòa bình Biển Đông
(GDVN) - Joe Biden phê phán Trung Quốc thách thức luật pháp quốc tế ở Biển Đông, cho rằng Biển Đông đã trở thành vấn đề quốc phòng quan trọng của Mỹ, Mỹ sẽ bảo vệ...
Tại cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 26 tháng 5, đại tá Vương Tấn, Ban quy hoạch chiến lược, Quân đội Trung Quốc cho hay: "Nhìn vào sự phát triển của cách mạng quân sự mới trên thế giới, xu thế phát triển vũ khí trang bị theo hướng tầm xa, chính xác rõ rệt, phạm vi chiến tranh trên biển không ngừng mở rộng, chỉ đứng chân ở phòng phủ biển gần đã không thể bảo vệ có hiệu quả an ninh phương hướng trên biển của quốc gia".
Vươn Tấn giải thích đối với việc sách trắng quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh - chiến lược cơ bản của hải quân chuyển từ "phòng ngự biển gần" truyền thống sang kết hợp "phòng ngự biển gần và bảo vệ biển xa".
Quan điểm của Vương Tấn được cho là tập trung vào chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" của Mỹ.
Bài báo cho rằng, điều này tương đương với tuyên bố trên thực tế, chủ yếu chỉ "biển xa" Tây Thái Bình Dương cực kỳ quan trọng đối với an ninh quốc phòng của Trung Quốc. Trung Quốc bắt đầu ám chỉ khả năng xảy ra đối đầu với Quân đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Theo bài báo, đối với việc Quân đội Mỹ muốn tăng cường hoạt động theo dõi quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc nhảy vào tranh chấp), Trung Quốc đã mạnh mẽ phản đối (một cách bực tức và ra sức bịa đặt, xuyên tạc, đổi trắng thay đen - PV).
Tuy nhiên, Hải quân Trung Quốc cũng đang liên tiếp điều tàu do thám tới vùng biển Hawaii, liên tục giám sát các động thái của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ.
Tàu hộ vệ Diêm Thành số hiệu 546 Type 054A (biên chế cho Hạm đội Bắc Hải) Hải quân Trung Quốc bám đuôi tàu tuần duyên USS Fort Worth của Hải quân Mỹ ở vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ) |
Đối với vấn đề này, các thượng nghị sĩ Mỹ gồm John McCain đã lên án Trung Quốc và kêu gọi Chính phủ Mỹ không cho Trung Quốc tham gia tập trận đa quốc gia “Vành đai Thái Bình Dương-2016”. Trong thời gian gần đây, Mỹ đã có rất nhiều phát biểu cứng rắn với hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam - PV.
Theo bài báo, ngày 26 tháng 5, Chính phủ Trung Quốc cũng tuyên bố, họ đã xây dựng (bất hợp pháp) các hải đăng "bảo đảm an toàn tàu thuyền" ở đá Gạc Ma và đá Châu Viên của quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Xung đột vẫn không có dấu hiệu lặng sóng.
Trung Quốc: Bộc lộ 4 tàu khu trục Type 052D, tập trận nhiều khoa mục
(GDVN) - Hình ảnh cho thấy, có 3 tàu khu trục Type 052D đang chế tạo, tàu khu trục Quảng Châu số hiệu 168 đang cải tạo, các tàu chiến Hạm đội Nam Hải tập trận.
Theo bài báo, đối với Nhật Bản, sách trắng chỉ rõ "Nhật Bản tích cực tìm cách thoát khỏi thể chế sau Chiến tranh, điều chỉnh lớn chính sách an ninh quân sự, phương hướng phát triển quốc gia “gây quan ngại cao” cho các nước trong khu vực" (cho Trung Quốc là chính), cho thấy sự cảnh giác (của Trung Quốc) đối với chính quyền Shinzo Abe.
Bài báo cho rằng, sách trắng sẽ gây ảnh hưởng gì tới nội bộ Quân đội Trung Quốc là điều đáng quan tâm. Sách trắng chỉ ra, "cần đột phá tư duy truyền thống coi trọng đất liền - coi nhẹ biển, coi trọng cao độ sử dụng biển, bảo vệ quyền lợi biển".
Trong Quân đội Trung Quốc, về truyền thống, Lục quân luôn có vai trò ảnh hưởng to lớn.
Mặc dù sách trắng Trung Quốc thừa nhận truyền thống "coi nhẹ biển" này và trên thực tế Trung Quốc không có bất cứ tài liệu lịch sử, pháp lý tin cậy nào, nhất là các văn bản hành chính và bản đồ chính thống khẳng định chủ quyền đối với các đảo đá trên Biển Đông, nhưng Trung Quốc vẫn rêu rao, xuyên tạc, tìm mọi cách lòe bịp thiên hạ để áp đặt yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông cho Việt Nam và cộng đồng quốc tế - PV.
Một loạt các tuyên bố và hành động trên thực địa ở Biển Đông gần đây của Trung Quốc cũng như cả quá trình lịch sử từ khi có nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã bộc lộ rất rõ ràng tham vọng biến Biển Đông thành “ao nhà”. Đây là điều không thể ảo tưởng về Trung Quốc cả hiện tại và trong tương lai - PV.
Tàu hộ vệ Diêm Thành số hiệu 546 Type 054A (biên chế cho Hạm đội Bắc Hải) Hải quân Trung Quốc bám đuôi tàu tuần duyên USS Fort Worth của Hải quân Mỹ ở vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ) |