Obama: Nếu yêu sách “đường lưỡi bò” là hợp pháp thì phải chứng minh

03/06/2015 06:53
Đông Bình (nguồn báo Phượng Hoàng)
(GDVN) - Nếu yêu sách của Trung Quốc là hợp pháp, mọi người sẽ thừa nhận nó. Chủ trương chủ quyền không thể lấy lớn ăn hiếp bé, cần có cơ chế quốc tế giải quyết.
Ngày 1 tháng 6 năm 2015, tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đối thoại với 75 thanh niên đến từ các nước Đông Nam Á
Ngày 1 tháng 6 năm 2015, tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đối thoại với 75 thanh niên đến từ các nước Đông Nam Á

Mỹ: Chủ trương chủ quyền phải hợp pháp

Đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 2 tháng 6 đưa tin, tại Nhà Trắng ngày 1 tháng 6, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố, một số yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Đông có thể là "hợp pháp", nhưng Trung Quốc không thể lấy lớn ăn hiếp bé, ngang ngược vô lý.

Ông Barack Obama chỉ ra, các hoạt động xây dựng như lấn biển xây đảo ở Biển Đông của bất cứ nước nào đều phản tác dụng, ông kêu gọi chấm dứt các hành vi dựa trên thế mạnh (cường quyền) này.

Theo bài báo, ngày 1 tháng 6, ông Barack Obama đã đối thoại với các lãnh đạo trẻ đến từ các nước Đông Nam Á. Khi nói về vấn đề Biển Đông, ông Obama cho rằng, Trung Quốc là một cường quốc, sẽ trở thành một quốc gia thành công.

Obama tiếp tục cho rằng, một số yêu sách chủ quyền đối với Biển Đông của Trung Quốc có thể "hợp pháp", nhưng cần thông qua con đường pháp lý để chứng minh.

Ngày 1 tháng 6 năm 2015, tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đối thoại với 75 thanh niên đến từ các nước Đông Nam Á
Ngày 1 tháng 6 năm 2015, tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đối thoại với 75 thanh niên đến từ các nước Đông Nam Á

Tổng thống Mỹ Obama nói: "Trên thực tế, Trung Quốc sẽ thành công. Họ là nước lớn, là cường quốc, nhân dân Trung Quốc rất tài hoa, họ rất chịu khó. Có lẽ, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc là hợp pháp".

"Nhưng họ không nên dùng phương thức trên thế mạnh và thô bạo (cường quyền và bạo ngược) để gạt người khác ra ngoài, áp đặt yêu sách (tham lam, lố bịch, bất hợp pháp) của mình. Nếu yêu sách của Trung Quốc là hợp pháp, mọi người sẽ thừa nhận nó".

Ông Obama cho biết, giành giật chủ quyền Biển Đông không thể lấy lớn ăn hiếp bé, lấy mạnh hiếp yếu, cần thông qua cơ chế quốc tế để hóa giải tranh chấp Biển Đông, Mỹ ủng hộ các nước Đông Nam Á và Trung Quốc nhanh chóng đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Tổng thống Mỹ Obama cho rằng: "Nếu bạn bắt đầu mất đi phương thức hợp lý, xung đột bất ngờ đã xảy ra, yêu sách chủ quyền Biển Đông dựa trên quốc gia này lớn thế nào, hải quân nước này mạnh thế nào, chứ không phải dựa trên luật pháp (quốc tế). Khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ mất đi phồn vinh".

“Chúng tôi cho rằng, hành vi tiến hành lấn biển xây đảo, sử dụng sức mạnh ở Biển Đông của bất cứ bên nào đều sẽ phản tác dụng".

Yêu sách "đường lưỡi bò" và các hành động áp đặt yêu sách này của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp
Yêu sách "đường lưỡi bò" và các hành động áp đặt yêu sách này của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp

Đây là lần thứ hai trong gần hai tháng qua, ông Barack Obama tiến hành tỏ thái độ đối với vấn đề Biển Đông.

Tờ “Thời báo New York” Mỹ cùng ngày đăng bài viết “ Tranh chấp Biển Đông, Trung-Mỹ ngầm hiểu, giữ kiềm chế” cho rằng, Mỹ đã nói rõ, tranh chấp Biển Đông sẽ không ảnh hưởng tới hợp tác quân sự đang ở giai đoạn ban đầu giữa hai nước, cũng sẽ không đe dọa đến quan hệ kinh tế vững chắc, đây là nền tảng của ổn định và phồn vinh châu Á.

Báo Trung Quốc xuyên tạc quan hệ Việt-Mỹ

Mạng sina Trung Quốc ngày 2 tháng 6 cũng có bài viết phản ánh về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter, cho biết, Mỹ-Việt đã ra "Tuyên bố tầm nhìn" chỉ đạo hợp tác quân sự hai nước trong tương lai.

Theo bài báo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn lên tàu cảnh sát biển CBS-8003 từng bị tàu Trung Quốc đâm húc (như trâu bò) trong cuộc đối đầu trên biển giữa Trung-Việt năm 2014 (Trung Quốc kéo một lực lượng quân sự, bán quân sự khổng lồ vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam để đe dọa vũ lực đối với Việt Nam).

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ra Tuyên bố tầm nhìn Hà Nội
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ra Tuyên bố tầm nhìn Hà Nội

Ông Ashton B. Carter tuyên bố, Mỹ cung cấp 18 triệu USD cho Cảnh sát biển Việt Nam mua tàu tuần tra Mỹ, giúp Quân đội Việt Nam xây dựng Trung tâm huấn luyện gìn giữ hòa bình. Bài báo xuyên tạc cho rằng, mục tiêu chung "ngăn chặn Trung Quốc" ở Biển Đông làm cho hai kẻ thù cũ đã "đứng cùng nhau".

Hãng Kyodo Nhật Bản cũng cho rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã lần đầu tiên đến thăm căn cứ hải quân của Việt Nam, còn bước lên tàu cảnh sát biển từng bị phía Trung Quốc đâm va. Làm như vậy nhằm khẳng định Mỹ tăng cường hợp tác với Việt Nam để "kiềm chế Trung Quốc".

Phó viện trưởng Học viện quan hệ quốc tế, Đại học nhân dân Trung Quốc, Kim Xán Vinh cho rằng, ông Ashton B. Carter lên tàu cảnh sát biển Việt Nam là bày tỏ ủng hộ của Mỹ đối với Việt Nam. Mỹ muốn xích lại gần Việt Nam về tâm lý và chính trị. Nhưng, giống với các nước Đông Nam Á khác, Việt Nam sẽ áp dụng sách lược cân bằng với các nước lớn. 

Theo nhà nghiên cứu Nghê Phong, Viện khoa học xã hội Trung Quốc, Mỹ đề nghị Việt Nam dừng xây dựng ở Biển Đông thực chất là để gây sức ép đối với hành động (phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ giúp Việt Nam và Philippines là để kiềm chế và tiêu hao nguồn lực chiến lược của Trung Quốc.

Việt-Mỹ tăng cường quan hệ quốc phòng
Việt-Mỹ tăng cường quan hệ quốc phòng

Trên thực tế, Việt Nam thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình độc lập tự chủ, chính sách quốc phòng tự vệ. Việt Nam sẽ nỗ lực để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của mình, bất cứ kẻ thù nào cũng không nên coi thường quyết tâm và những nỗ lực ấy - PV.

Đông Bình (nguồn báo Phượng Hoàng)