Ngày 6 tháng 5 năm 2015, Cảnh sát biển Nhật Bản-Philippines tổ chức diễn tập chống cướp biển ở vịnh Manila lân cận Biển Đông. Quan chức Philippines gọi cảnh sát biển Trung Quốc là "cướp có vũ trang" ở Biển Đông. |
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 9 tháng 6 lại đăng bài viết xuyên tạc cho rằng, tranh chấp “do Mỹ can thiệp Biển Đông gây ra” đã kích thích sự quan tâm của Nhật Bản. Hãng tin Kyodo cho biết, nội bộ Nhật Bản bắt đầu thảo luận cách thức can thiệp khi Trung-Mỹ xảy ra "tình trạng ảnh hưởng quan trọng" ở Biển Đông.
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, hành trình về mặt lý thuyết của nhiều loại trang bị hải, không quân Lực lượng Phòng vệ đều có thể trực tiếp từ lãnh thổ nước này vươn tới Biển Đông.
Nhưng, bất kể trực tiếp điều quân can dự tranh chấp Biển Đông hay cung cấp hỗ trợ gián tiếp tình báo và hậu cần, đều bị ảnh hưởng bởi nhiều loại nhân tố trong và ngoài Nhật Bản, nhà cầm quyền Nhật Bản cần cân nhắc tỉ mỉ được mất lợi ích trong đó.
Nhật Bản thảo luận can dự Biển Đông
Hãng tin Kyodo Nhật Bản cho biết, trong thảo luận ở Quốc hội về dự luật liên quan đến bảo đảm an ninh, Chính phủ Nhật Bản đã gợi ý, coi tranh chấp Biển Đông là đối tượng của "tình trạng ảnh hưởng quan trọng", cung cấp chi viện hậu phương cho các hành động quân sự, việc làm này mở ra cánh cửa thuận lợi cho Lực lượng Phòng vệ triển khai bảo vệ tàu chiến Mỹ và hoạt động cảnh giới, giám sát.
Ngày 6 tháng 5 năm 2015, Cảnh sát biển Nhật Bản-Philippines tổ chức diễn tập chống cướp biển ở Biển Đông. Gần đây, Philippines gọi tàu cảnh sát biển Trung Quốc là "cướp có vũ trang". |
Tại Ủy ban đặc biệt pháp chế an ninh hòa bình của Hạ viện, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani gợi ý, do Trung Quốc thúc đẩy lấn biển, xây đảo (bất hợp pháp) ở Biển Đông, Lực lượng Phòng vệ có thể sẽ triển khai bảo vệ tàu chiến Quân đội Mỹ và hoạt động cảnh giới theo dõi.
Ông Gen Nakatani nói: "Chỉ có thể thực hiện trong tình hình có lợi cho phòng vệ của nước ta, trong phạm vi không triển khai hoạt động nhất thể hóa với quân đội nước khác sử dụng vũ lực".
Theo bài báo, "Luật tình trạng xung quanh" được Nhật Bản thực hiện vốn có giới hạn phạm vi hành động của Lực lượng Phòng vệ ở các trường hợp như bán đảo Triều Tiên xảy ra tình trạng khẩn cấp.
Đến nay, nó đã đổi tên thành "Luật tình trạng ảnh hưởng quan trọng", đã hủy bỏ rõ ràng hạn chế địa lý, quy định các trường hợp như ở Nhật Bản có thể bị tấn công vũ lực trực tiếp, hòa bình và an ninh bị ảnh hưởng quan trọng đều thuộc đối tượng áp dụng của dự luật này, trong tình hình đáp ứng điều kiện, có thể cung cấp các chi viện như đạn dược và tiếp dầu cho quân đội nước khác.
Động thái này của Lực lượng Phòng vệ cũng được Mỹ ủng hộ. Tư lệnh Hạm đội 7 Hải quân Mỹ Robert Thomas trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters Anh cho rằng: "Lực lượng Phòng vệ Biển tiến hành hoạt động ở Biển Đông trong tương lai là hợp tình hợp lý", đồng thời bày tỏ trông đợi đối với hoạt động tuần tra của Lực lượng Phòng vệ Biển.
Đối với vấn đề này, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết "đây sẽ là chủ đề trong thời gian tới".
Hạm đội liên hợp Nhật Bản-Philippines tiến hành tập trận ở Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Nhiều loại trang bị có thể tuần tra Biển Đông
Nhật Bản phải chăng có năng lực điều quân can dự Biển Đông chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng, nhiều loại trang bị hải, không quân đều có năng lực đến Biển Đông thực hiện nhiệm vụ.
Chẳng hạn, máy bay tuần tra săn ngầm P-3C, máy bay cảnh báo sớm E-767, máy bay cảnh báo sớm E-2C, máy bay tiếp dầu KC-767J của Lực lượng Phòng vệ cũng có thể từ căn cứ Nhật Bản bay thẳng đến Biển Đông.
Ngoài ra, hành trình liên tục của phần lớn các tàu chiến chủ lực Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, đặc biệt là tàu khu trục lớp Kongo, lớp Atago, tàu sân bay trực thăng lớp Izumo, lớp Hyuga đều đáp ứng được yêu cầu tuần tra ở Biển Đông.
Tàu ngầm thông thường lớp Soryu là một trong những tàu ngầm diesel-điện lớn nhất trên thế giới, cũng có năng lực tác chiến biển xa tương đối mạnh.
Nhật Bản có số lượng lớn máy bay tuần tra săn ngầm P-3C |
Tuy nhiên, khoảng cách giữa Nhật Bản và Biển Đông cũng phần nào hạn chế năng lực can dự của Lực lượng Phòng vệ. Hãng tin Kyodo lấy máy bay tuần tra P-3C làm ví dụ, căn cứ Naha cách quần đảo Trường Sa trên 2.000 km.
Thời gian bay một chiều của máy bay P-3C sẽ trên 3 giờ, trong khi đó, thời gian bay liên tục của nó khoảng 8 giờ, vì vậy, thời gian hoạt động ở Biển Đông sẽ rất có hạn.
Quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng: "Giả thiết cần 24 giờ giám sát, cần nhiều máy bay. Sắp xếp được là rất khó khăn, sẽ ảnh hưởng đến các nhiệm vụ như cảnh giới biển Hoa Đông".
Để giải quyết vấn đề này, Nhật Bản có thể cân nhắc điều tàu chiến, máy bay đến đóng ở căn cứ của đồng minh lân cận Biển Đông. Hiện nay, Nhật Bản cũng đang tìm kiếm các loại cơ hội để làm quen với tình hình vùng biển này.
Theo đài truyền hình NHK Nhật Bản ngày 8 tháng 6, Lực lượng Phòng vệ Biển Theo sẽ cử máy bay tuần tra tới Philippines vào hạ tuần tháng này, hơn nữa có kế hoạch lần đầu tiên tổ chức huấn luyện liên hợp chính thức với Hải quân Philippines trên Biển Đông.
Máy bay cảnh báo sớm E-2C Nhật Bản |
Cung cấp hậu cần và trợ giúp tình báo
Chuyên gia Lý Kiệt cho rằng, bị ảnh hưởng bởi các nhân tố chính trị trong và ngoài nước, mặc dù Lực lượng Phòng vệ có năng lực can dự tình hình Biển Đông, nhưng trên thực tế có thể triển khai bao nhiêu binh lực vẫn bị hạn chế bởi rất nhiều nhân tố chính trị trong và ngoài nước.
Đặc biệt là nếu điều động nhiều nguồn lực cho tranh chấp Biển Đông, có thể ảnh hưởng tới phương hướng phát triển chiến lược tổng thể của Nhật Bản, lợi ích được hay mất đòi hỏi các nhà chính trị Nhật Bản cân nhắc kỹ lưỡng.
Ngoài ra, ý đồ chính trị can dự tranh chấp Biển Đông của Nhật Bản nếu quá rõ ràng, các nước Đông Nam Á cũng sẽ "đề phòng" – Lý Kiệt tuyên truyền.
Ngoài trực tiếp can dự xung đột Biển Đông, Nhật Bản còn có thể thông qua điều máy bay do thám, máy bay tiếp dầu cung cấp chi viện gián tiếp cho Mỹ. Ví dụ sử dụng các máy bay P-3C, E-2C, E-767 tiến hành bay do thám, thông qua liên kết dữ liệu truyền thông tin liên quan cho Mỹ.
Tàu sân bay trực thăng lớp Izumo Nhật Bản |
Nhưng, Lý Kiệt cho rằng, loại chi viện gián tiếp này có thể "không gãi đúng chỗ ngứa" đối với Mỹ-Nhật. Mỹ hoàn toàn không muốn xảy ra xung đột trực tiếp ở Biển Đông với Trung Quốc, mà là hy vọng giúp đỡ những "người đại diện" có thể thách thức Trung Quốc.
Đồng minh của Mỹ có tư cách này ở khu vực lân cận gồm có Australia và Nhật Bản. Australia đã từ chối làm "đầy tớ", vì vậy, Nhật Bản nếu trốn ở tuyến hai rõ ràng khó mà làm cho Mỹ hài lòng - Lý Kiệt tuyên truyền.
Đồng thời, chỉ ẩn náu phía sau cung cấp chi viện gián tiếp e rằng cũng không làm cho Nhật Bản cam tâm, vì Nhật Bản muốn tận dụng cơ hội mở rộng vai trò ảnh hưởng quốc tế.
Lý Kiệt cho rằng, nếu Nhật Bản cố tình dùng vũ lực can thiệp Biển Đông, ngoài thông qua con đường ngoại giao để giải quyết, Trung Quốc cũng có thể cân nhắc thủ đoạn xua đuổi cần thiết, thậm chí không loại trừ khả năng xảy ra "đâm húc" tàu chiến hợp lý trong trường hợp cực đoan.
Tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga Nhật Bản |
Tàu khu trục Aegis lớp Atago Nhật Bản |
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu Nhật Bản |