Hình ảnh đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 17 tháng 5 năm 2015 |
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 19 tháng 6 đưa tin, theo hãng tin Reuters Anh ngày 16 tháng 6, Bộ Ngoại giao Mỹ cùng ngày cho biết, Mỹ đã biết được công trình bồi đắp, tôn tạo của Trung Quốc ở đảo dồn trú (bất hợp pháp) trên Biển Đông sẽ cơ bản hoàn thành, nhưng quan chức Mỹ vấn rất quan ngại kế hoạch xây dựng tiếp theo của Trung Quốc trong đó có các công trình quân sự.
Cũng trong ngày 16 với thời điểm sớm hơn, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố sắm hoàn thành xây dựng (bất hợp pháp) công trình lấn biển trên một số đảo đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hãng tin Kyodo Nhật Bản ngày 17 tháng 6 cho biết, Nhật Bản cùng ngày đã lên án hoạt động lấn biển rộng khắp của Trung Quốc ở Biển Đông, kêu gọi Trung Quốc chấm dứt loại hành động đơn phương rõ ràng nhằm hỗ trợ cho yêu sách chủ quyền ở vùng biển "tranh chấp" này.
Trung Quốc triển khai máy bay săn ngầm ở Biển Đông, đối phó láng giềng(GDVN) - Trung Quốc lo các nước láng giềng như Việt Nam sở hữu tàu ngầm tiên tiến, có "nhu cầu cấp bách" tăng cường năng lực săn ngầm, triển khai GX-6 ở đảo Hải Nam. |
Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga trong cuộc họp báo ngày 17 tháng 6 cho biết: "Chúng tôi bày tỏ đặc biệt quan ngại đối với hành động đơn phương của Trung Quốc - tìm cách làm thay đổi hiện trạng và làm cho tình hình căng thẳng của khu vực này leo thang".
Ông Yoshihide Suga nói: "Cho dù là sau khi hoàn thành lấn biển, cũng tuyệt đối không thể trở thành sự thực đã rồi. Nhật Bản sẽ yêu cầu Trung Quốc không áp dụng các hành động đơn phương làm thay đổi vật lý không thể đảo ngược".
Theo tờ "Asahi Shimbun" Nhật Bản ngày 17 tháng 6, Trung Quốc ngày 16 tháng 6 tuyên bố "sắp hoàn thành công trình lấn biển" (bất hợp pháp) ở Biển Đông. Điều này cho thấy, trong bối cảnh chương trình ngoại giao quan trọng liên quan đến các nước như Mỹ đến gần, Trung Quốc không có ý định tiếp tục mở rộng phạm vi công trình để nhanh chóng dập tắt mồi lửa đối lập.
Hành động xảo quyệt này của Trung Quốc có làm cho tình hình căng thẳng dịu đi hay không, Mỹ hầu như cũng đang thận trọng quan sát, nhưng ý thức cảnh giác của các nước tồn tại tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc như Philippines hoàn toàn không bị mất đi.
Theo bài báo, công khai tuyên bố thông tin về công trình nhạy cảm về chính trị là điều rất hiếm thấy đối với Trung Quốc. Điều này có nghĩa là, Trung Quốc dã dày mặt hơn, ngày càng “dũng cảm” công khai hành động bành trướng, thực dân ở Biển Đông trước cộng đồng quốc tế, không biết đến liêm sỉ là gì - PV.
Bài báo cho rằng, Trung Quốc hiểu được về nguy cơ “bị cô lập”, hầu như bắt đầu tìm kiếm "chiến lược co cụm". Nhưng, Trung Quốc không có ý định "dừng tay" (bành trướng, thực dân) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Trung Quốc chuyển sang xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam |
Một nhà nghiên cứu vấn đề Biển Đông của cơ quan nghiên cứu thuộc Chính phủ Trung Quốc ngang nhiên cho rằng: "Vấn đề Biển Đông cùng với vấn đề Tân Cương và Tây Tạng đều thuộc vấn đề nội bộ, không có đất trống cho mặc cả về ngoại giao". Quan điểm này đã đại diện cho thái độ cứng rắn của Trung Quốc.
Tuy nhiên, quan điểm này cho thấy, Trung Quốc đã coi chủ quyền lãnh thổ đảo đá và vùng biển phụ cận theo yêu sách “đường lưỡi bò” tham lam, bành trướng, thực dân và hết sức lố bịch là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Đây là một loại lòng tham vô độ không thể chấp nhận được - PV.
Theo bài báo, lần này, Trung Quốc thông qua phát ngôn của Bộ Ngoại giao để nói hầu như cũng là để tránh bị phê phán "mềm yếu", đồng thời cho biết "trong giai đoạn tiếp theo, chúng tôi (Trung Quốc) sẽ triển khai xây dựng công trình đáp ứng chức năng liên quan (tiếp tục bành trướng, thực dân)".
Trung Quốc lừa đảo về Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông trên CNN(GDVN) - Đại sứ Thôi Thiên Khải nói Trung Quốc có quyền lập ra Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế và xâm phạm chủ quyền Việt Nam. |
Bộ Ngoại giao Philippines ngày 16 tháng 6 tránh bình luận trực tiếp bằng cách nói "đang tiến hành xác nhận đối với thông tin liên quan", nhưng có quan chức cho rằng, Philippines sẽ tiếp tục tìm cách giải quyết vấn đề ở toà án trọng tài.
Bài báo dẫn nguồn tin có quan hệ với Chính phủ Việt Nam cũng cho biết, "tình trạng vi phạm pháp luật (của giới cầm quyền Trung Quốc) vẫn sẽ tiếp diễn", hoạt động lấn biển quy mô lớn (bất hợp pháp) sẽ còn xuất hiện trong tương lai.
Trang mạng "Học giả ngoại giao" Nhật Bản ngày 16 tháng 6 cho rằng, Trung Quốc tuyên bố sẽ "chấm dứt công trình (lấn biển) Biển Đông" (nhưng tiếp tục xây dựng, tức là tiếp tục bành trướng, thực dân - PV) có một số nguyên nhân:
Trước hết, nguyên nhân đơn giản nhất là mùa mưa bão ở Biển Đông đã đến gần, Bắc Kinh hy vọng hoàn thành xây dựng công trình trong giai đoạn đầu của mùa hè để tránh những cơn bão lớn nhất.
Ngoài ra, cũng có cân nhắc chính trị. Vụ kiện của Philippines ở tòa án trọng tài quốc tế về tranh chấp Biển Đông sẽ bắt đầu được tranh tụng vào tháng tới. Khi tòa án lắng nghe Manila trình bày, Bắc Kinh thận trọng tránh tiến hành các hành động khiêu khích.
Hơn nữa, chủ yếu do vấn đề Biển Đông làm cho quan hệ Trung-Mỹ từng bước trở nên không ổn định. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Mỹ vào tháng 9 tới, hai bên Trung Quốc và Mỹ đều muốn thể hiện một số tư thế tích cực, tốt nhất là đưa ra những tư thế này trước khi tổ chức Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ vào cuối tháng này.
Hình ảnh đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc cưỡng chiếm năm 1995, hình này này xuất hiện trên mạng news.qq.com ngày 18 tháng 6 năm 2015 |
Trung Quốc rất có khả năng cũng không muốn để vấn đề Biển Đông trở thành vấn đề chủ yếu trong tranh luận của các ứng cử viên Tổng thống Mỹ.
Trên phương diện lớn, Trung Quốc quyết định chấm dứt hoạt động lấn biển có thể là do điều này phù hợp nhất với lợi ích ngoại giao của Trung Quốc.
Cùng với việc hoàn thành công trình, Trung Quốc sẽ bắt đầu tiến hành kiểm soát những thiệt hại đối với quan hệ giữa họ với các nước Đông Nam Á, quan hệ này rất quan trọng dối với việc thúc đẩy chiến lược "một vành đai, một con đường" - chiến lược chính sách ngoại giao quan trọng hàng đầu của Trung Quốc.
Tờ "Thời báo New York" Mỹ ngày 16 tháng 6 cho rằng, Trung Quốc tuyên bố công trình xây đảo (bất hợp pháp) ở vùng biển "tranh chấp" Biển Đông sắp hoàn thành, nhưng sẽ tiếp tục xây dựng (trái phép) các công trình quân dụng và dân dụng trên những đảo đá này. Điều này có thể có ý đồ “làm dịu quan hệ căng thẳng” với Mỹ.
Trung Quốc leo thang khiêu khích: Sẽ xây dựng nhiều công trình ở Trường Sa(GDVN) - Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia Trung Quốc ngang nhiên cho biết phương án xây dựng công trình chức năng dân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. |
Giáo sư Thời Ân Hoằng của Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng, tuyên bố của Trung Quốc "có thể làm giảm mạnh xung đột chiến lược với Mỹ, ít nhất trong giai đoạn hiện nay". Nhưng bất kể thế nào, Mỹ vẫn sẽ không hài lòng với hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông.
Giáo sư Tống Quốc Hữu ở Đại học Phục Đán Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc sẽ không vì sức ép của Mỹ mà nhượng bộ (tức là tiếp tục bành trướng, thực dân).
Tất cả các quan điểm trên của dư luận quốc tế và Trung Quốc cho thấy, Trung Quốc tiếp tục áp đặt yêu sách bành trướng, thực dân mang tên “đường lưỡi bò” là điều chắc chắn, không ai có thể ảo tưởng về vấn đề này - PV.
Hơn nữa, Trung Quốc nói là sắp hoàn thành công trình lấn biển, chứ không nói là chấm dứt các hoạt động phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng như các hoạt động phi pháp khác trên Biển Đông.
Trung Quốc thậm chí lại vừa ngang nhiên công bố rất nhiều hạng mục sẽ xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đòi hỏi Việt Nam và cộng đồng quốc tế tiếp tục lên án mạnh mẽ và kiềm chế hành động đơn phương bành trướng, thực dân này - PV.
Cho dù Trung Quốc - kẻ đi xâm lược Biển Đông có dùng những ngôn từ hoa mỹ thể hiện "trách nhiệm nước lớn" trong xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa - Việt Nam như thế nào thì cũng không lấp liếm được ý đồ và hành động phi pháp của họ - PV.
Tóm lại, Trung Quốc chỉ dùng chiến thuật ngôn từ và ngoại giao để tiếp tục áp đặt mưu đồ đen tối – áp đặt yêu sách “đường lưỡi bò” phi pháp cho Việt Nam và cả cộng đồng quốc tế. Đây là mưu đồ và hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, cần bị trừng trị thích đáng - PV.
Một phương án quân sự hóa đảo đá ở Trường Sa của Việt Nam trên báo chí Trung Quốc xuất hiện trong năm 2014 |