Tờ Interfax ngày 30/6 đưa tin cho biết, Nga đang có ý định xem xét lại tính hợp pháp của việc công nhận tuyên bố độc lập của các quốc gia Baltic 25 năm trước.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. |
Interfax dẫn nguồn tin gần gũi với vấn đề cho biết, Văn phòng Tổng công tố Nga đã bắt đầu kiểm tra tính hợp pháp của việc công nhận công nhận tuyên bố độc lập của các nước vùng Baltic như Estonia, Latvia, Lithuania. Những quốc gia này vốn thuộc Liên bang Xô Viết trước khi Liên Xô tan rã vào năm 1991.
Theo nguồn tin của Interfax, quyết định công nhận sự độc lập của các nước Baltic này có thể vi hiến do chúng xuất phát từ cùng cơ sở của quyết định trái luật chia bán đảo Crimea cho Ukraine.
Tuần sau, Văn phòng Tổng công tố Nga ra tuyên bố cho rằng quyết định cắt bán đảo Crimea cho Nga vào năm 1954 của Tổng Công tố viên Nikita Khrushchev là trái luật, vi hiến, thiếu các quyết định có liên quan của các cơ quan có thẩm quyền khác.
Theo nguồn tin của Interfax, trong trường hợp một quyết định được ban hành mà không có các quyết định liên quan của các cơ quan có thẩm quyền, thì quyết định đó có thể được đảo ngược. Do đó, việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea trong năm 2014 là một hành động phù hợp với hiến pháp.
Các nguồn tin cho biết, một cuộc điều tra được tiến hành cho thấy Khrushchev đã đưa ra quyết định trên dựa trên yêu cầu của hai đại biểu quốc hội.
Ngoại trưởng Lithuania, Linas Linkevicius, đã gọi cuộc điều tra trên của Nga là một "hành động khiêu khích vô lý", BBC dẫn lời ông cho biết.
Báo cáo xuất hiện trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và các nước Baltic đang sụt giảm mạnh có thể gây khiến mối quan hệ giữa Moscow với các quốc gia này trở nên căng thẳng hơn.
Trong hơn một năm qua kể từ khi khủng hoảng Ukraine bắt đầu, các nước Baltic đã tăng cường sức mạnh quân sự và chi tiêu quốc phòng để tránh một kết cục như của Crimea.
Các nước này cũng xem sự tăng cường quân sự của Nga trên biên giới phía Tây là một mối đe dọa đối với lợi ích an ninh hay thậm chí là nền độc lập của họ đồng thời thúc giục các đồng minh NATO tăng cường hiện diện quân sự, hỗ trợ vũ khí lẫn củng cố cam kết bảo vệ họ trong trường hợp có xung đột với Nga.
Trong khi đó, Nga đã tỏ ra không hài lòng khi Lithuania, Estonia, Latvia gia nhập NATOtrong năm 2004 và tất nhiên sẽ rất không hài lòng về sự tăng cường hiện diện quân sự của NATO tại các nước này.