5 máy bay quân sự nguy hiểm nhất của Nga, T-50 linh hoạt hơn F-35

08/07/2015 06:49
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - 5 loại máy bay nguy hiểm này gồm các máy bay chiến đấu như Su-27, Su-35, MiG-29 và T-50 cùng với máy bay ném bom Tu-160.

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 6 tháng 7 dẫn trang mạng nguyệt san "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 4 tháng 7 đăng bài viết "5 máy bay quân sự nguy hiểm nhất của Nga" của tác giả Evan Gottesman:

Máy bay chiến đấu Su-27SM và máy bay chiến đấu Su-30M2 Nga
Máy bay chiến đấu Su-27SM và máy bay chiến đấu Su-30M2 Nga

Không quân rất nhiều nước trên thế giới sử dụng máy bay chiến đấu do Liên Xô cũ và Nga chế tạo hoặc chế tạo máy bay chiến đấu phiên bản cải tiến. Trong tương lai, Nga sẽ thực hiện chương trình hiện đại hóa quân sự quy mô lớn, trong khi đó, ở mức độ rất lớn, điều này sẽ được thực hiện trong mấy chục năm.

Vì vậy, bất cứ nhà quan sát không quân toàn cầu nghiêm túc nào chắc chắn sẽ tìm hiểu loại máy bay tiên tiến nhất của Nga. Dưới đây chính là 5 loại máy bay quân sự nguy hiểm nhất:

Máy bay chiến đấu Su-27

Máy bay chiến đấu Su-27 được Liên Xô cũ nghiên cứu chế tạo để ứng phó với các máy bay chiến đấu F-15 và F-16 của Mỹ khi đó. Loại máy bay chiến đấu này đã tiến hành bay thử lần đầu tiên vào cuối thập niên 70 của thế kỷ 20, đồng thời chính thức biên chế cho Không quân Liên Xô vào năm 1985.

Biên đội máy bay chiến đấu Su-27SM Nga
Biên đội máy bay chiến đấu Su-27SM Nga

Máy bay chiến đấu Su-27 chủ yếu dùng để thực hiện nhiệm vụ tranh đoạt quyền kiểm soát trên không, bán kính tác chiến đạt 750 km. Mặc dù kém hơn đối thủ cạnh tranh NATO về bán kính tác chiến, nhưng về tốc độ, máy bay chiến đấu dòng Su-27 dẫn trước máy bay chiến đấu F-16 và F/A-18 của Mỹ, tốc độ có thể đạt tới 2.525 km/giờ.

Máy bay chiến đấu Su-27 có thể mang theo lượng lớn vũ khí không đối không, trong đó bao gồm tên lửa tầm trung R-27R1. Máy bay chiến đấu dòng Su-27 còn có thể nhiều lần cải tạo để phát huy vai trò mới.

Ví dụ, máy bay chiến đấu ném bom hạng nặng 2 động cơ Su-34 có thể mang theo rất nhiều vũ khí đất đối không và chống hạm. Máy bay chiến đấu Su-33 Flanker kiểu D đã sử dụng trên tàu sân bay Kuznetsov, Nga.

Máy bay chiến đấu MiG-29

Nói một cách chính xác, máy bay chiến đấu MiG-29 tầm ngắn cỡ nhỏ được sản xuất rất nhiều, có thể được cho là máy bay chiến đấu titan, do Liên Xô chế tạo vào năm 1983. Tương tự như máy bay chiến đấu Su-27, máy bay chiến đấu MiG-29 có thể sánh ngang với máy bay chiến đấu F-15 và F-16.

Máy bay chiến đấu đa năng MiG-29K Nga
Máy bay chiến đấu đa năng MiG-29K Nga

Mặc dù kiểu dáng của máy bay chiến đấu MiG-29 nhỏ hơn so với máy bay chiến đấu Su-27, hơn nữa về hành trình, tốc độ và chất lượng, không thể cạnh tranh với máy bay chiến đấu Su-27, nhưng trên phương diện tính cơ động - một lĩnh vực tính năng quan trọng, máy bay chiến đấu MiG-29 hơn hẳn một bậc so với máy bay chiến đấu Su-27.

Trên thực tế, các hoạt động thử nghiệm do Không quân Đức tiến hành sau Chiến tranh Lạnh cho thấy, máy bay chiến đấu MiG-29 linh hoạt hơn so với máy bay chiến đấu F-16.

Máy bay chiến đấu MiG-29 còn là một loại máy bay chiến đấu đa năng, trang bị các vũ khí như tên lửa không đối không AA-8 Aphid và tên lửa không đối đất AS-12.

Máy bay chiến đấu Su-35

Với ý nghĩa nghiêm túc, máy bay chiến đấu Su-35 là phiên bản cải tiến của Su-27, sau khi được tiến hành cải tạo hiện đại hóa, tính đa năng của máy bay chiến đấu Su-35 rất nổi trội.

Nga đã triển khai 12 máy bay chiến đấu Su-35 ở căn cứ đối diện với khu vực đông bắc Trung Quốc
Nga đã triển khai 12 máy bay chiến đấu Su-35 ở căn cứ đối diện với khu vực đông bắc Trung Quốc

Nga chế tạo máy bay chiến đấu Su-35 là để ứng phó với các thách thức của thời đại hậu Chiến tranh Lạnh. Loại máy bay chiến đấu này vẫn đang được kiểm tra, nhưng hứa hẹn đưa vào biên chế cuối năm nay (Thông tin này là sai, vì Nga đã biên chế 12 chiếc loại này, triển khai ở căn cứ đối diện khu vực đông bắc Trung Quốc).

Tốc độ lớn nhất của máy bay chiến đấu Su-35 là 2.390 km/giờ, thấp hơn một chút so với máy bay chiến đấu Su-27 ban đầu. Nhưng, máy bay chiến đấu Su-35 đã tăng mạnh bán kính tác chiến, từ đó khắc phục hạn chế về tốc độ.

Hệ thống vũ khí của máy bay chiến đấu Su-35 cũng đã tiến hành nâng cấp. Trước tiên, máy bay chiến đấu Su-35 sở hữu 12 điểm treo vũ khí, tải trọng vũ trang là 8.000 kg. Nó còn là một máy bay đa năng, có thể triển khai tên lửa không đối không, như tên lửa K-77ME có động cơ phản lực cùng với vũ khí không đối đất như tên lửa Kh-59.

Máy bay chiến đấu động cơ phản lực T-50 (PAK-FA)

Tốc độ lớn nhất của máy bay chiến đấu động cơ phản lực PAK-FA là 2.600 km/giờ, nghe nói, phạm vi hành trình cũng vượt máy bay chiến đấu một thế hệ trước.

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm T-50 Nga
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm T-50 Nga

Một số quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ thậm chí suy đoán, máy bay chiến đấu động cơ phản lực PAK-FA Sukhoi mới linh hoạt hơn máy bay chiến đấu F-35 do Mỹ chế tạo.

Là một loại máy bay chiến đấu đa năng, máy bay chiến đấu động cơ phản lực PAK-FA sẽ trang bị hệ thống không đối không và không đối đất, trong đó bao gồm tên lửa không đối không R77 và hai quả bom chống hạm 1.500 kg.

Thời gian tác chiến đường không có thể rất dài, máy bay chiến đấu động cơ phản lực PAK-FA Sukhoi sẽ mang theo 2 khẩu pháo 30 mm GSh-30-1, có thể bắn 1.800 viên đạn/phút.

Máy bay ném bom Tu-160

Hiện nay, Liên bang Nga tuyên bố sẽ khôi phục sản xuất máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của thời đại Liên Xô.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Nga
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Nga

Đối với máy bay ném bom chiến lược, tốc độ của Tu-160 cực nhanh, tốc độ lớn nhất đạt 2.220 km/giờ. Tốc độ này vượt xa máy bay ném bom chiến lược Mỹ.

Bán kính tác chiến của máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack là 7.300 km, năm 2008 đã tiến hành bay vượt Đại Tây Dương lần đầu tiên từ Murmansk Nga đến Venezuela.

Tu-160 có thể vận chuyển vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường. Tên lửa hành trình Kh-55 có thể bắn từ Tu-160 và vận chuyển 200kt đầu đạn hạt nhân, tầm bắn khó tin, đạt 3.000 km.

Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)