Hải quân Trung Quốc tiến hành tiếp tế trên biển (ảnh tư liệu) |
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 10 tháng 7 dẫn trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày 8 tháng 7 đăng bài viết "Hậu cần: Trung Quốc đẩy nhanh phát triển năng lực tiếp tế". Nội dung bài viết như sau:
Vào tháng 6 năm 2014, chiếc tàu tiếp tế Type 903A thứ 5 hạ thủy. Nửa đầu năm 2015, Trung Quốc đồng thời đang chế tạo 4 tàu tiếp tế, đây là điều hiếm có đối với bất cứ nước nào trong thời bình. Điều này có nghĩa là, 2 năm qua, Trung Quốc luôn tăng tốc chế tạo tàu tiếp tế với quy mô lớn.
Hiện nay, tàu tiếp tế của Hải quân Trung Quốc thường xuyên ra biển chi viện cho biên đội hộ tống ở vùng biển Somalia.
Tàu tiếp tế có thể cung cấp nhiên liệu, nước, thức ăn và các vật tư cần thiết khác cho binh sĩ. Trung Quốc cần nhiều tàu tiếp tế hơn để chi viện cho nhiệm vụ huấn luyện biển xa ở Tây Thái Bình Dương ngày càng dồn dập.
Tàu tiếp tế Vi Sơn Hồ số hiệu 887 Type 903 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc |
Đồng thời, từ thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay, Hải quân Trung Quốc cũng đang không ngừng tiến hành huấn luyện tiếp tế trên biển.
Hiện nay, ở Tây Thái Bình Dương thường có thể nhìn thấy 1 tàu tiếp tế Trung Quốc đồng thời cung cấp tiếp tế cho 2 tàu chiến. Độ khó của loại hành động này rất lớn, Trung Quốc hoàn toàn không phải học được trong chốc lát.
10 năm qua, Hải quân Trung Quốc luôn tiến hành huấn luyện, diễn tập, trước hết là 1 lần cung cấp tiếp tế cho 1 tàu chiến, tức là vị trí của tàu chiến nhận tiếp tế ở sau tàu tiếp tế, sau đó mới đến phương thức tiếp tế có độ khó lớn hơn - đó là hai tàu chạy song song. Điều này giúp cho thủy thủ tàu tiếp tế có kinh nghiệm có thể 1 lần cung cấp tiếp tế cho 2 tàu chiến.
Khi cùng các lực lượng quân sự quốc tế tìm kiếm máy bay mấy tích MH370 của hãng hàng không Malaysia vào năm 2014, Trung Quốc nhận thức sâu sắc được tàu tiếp tế quan trọng như thế nào.
Biên đội tàu tiếp tế, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu) |
Trung Quốc phát hiện bản thân không có đủ tàu tiếp tế, nếu không thể tiến vào cảng biển của nước ngoài để tiếp tế thì Hải quân Trung Quốc không thể duy trì hoạt động của rất nhiều tàu chiến ở vùng biển cách xa Trung Quốc.
Đến nay, các nhà lãnh đạo chính trị cũng đã coi trọng hơn đối với vấn đề này. Kết quả, nhà cầm quyền bắt đầu chế tạo nhiều tàu tiếp tế hơn cho hải quân.
Thế bất lợi về hậu cần không phải là bí mật, nhưng người Trung Quốc từng coi nhẹ vấn đề này trong thời gian dài. Sau hoạt động tìm kiếm MH370, vấn đề này trở nên nan giải hơn.
Hiện nay, khả năng đe dọa của Hải quân Trung Quốc còn chưa làm người khác phải sợ, cho đến khi có tin cho biết Trung Quốc đang chế tạo nhiều tàu tiếp tế hơn.
Tất cả những điều này đều là một phần trong những nỗ lực của Hải quân Trung Quốc để cho các tàu chiến tiên tiến nhất của họ thực hiện nhiệm vụ lâu dài.
Ngoài điều tàu chiến đến Somalia, người Trung Quốc còn thường xuyên điều hạm đội quy mô nhỏ (bao gồm tàu đổ bộ, tàu khu trục và tàu hộ vệ) ra biển Hoa Đông và các vùng biển khác, thực hiện nhiệm vụ tuần tra trong thời gian 10 - 20 ngày.
Biên đội tàu chiến hộ tống của Hải quân Trung Quốc tiến hành tiếp tế trên biển (ảnh tư liệu) |