Nhật muốn gia nhập liên minh tên lửa NATO lãnh đạo châu Á đối phó TrungQuốc

13/07/2015 07:00
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - Liên minh gồm 12 nước, sẽ giám sát tiến triển của tên lửa phòng không Sea Sparrow và chia sẻ chi phí, giúp Nhật đóng vai trò lãnh đạo đối phó Trung Quốc.
Hệ thống tên lửa Patriot-3 của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Hệ thống tên lửa Patriot-3 của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 12 tháng 7 dẫn hãng tin Reuters Anh ngày 10 tháng 7 đưa tin, có nguồn tin cho biết, Nhật Bản có ý định gia nhập liên minh chế tạo tên lửa của NATO,

điều này sẽ làm cho Tokyo lần đầu tiên thể nghiệm chương trình quốc phòng của nhiều nước, hành động này nhận được sự ủng hộ của Hải quân Mỹ, bởi vì điều này sẽ mở đường cho Nhật Bản lãnh đạo quan hệ đối tác tương tự ở châu Á.

Liên minh NATO này gồm 12 nước, sẽ giám sát tiến triển của tên lửa phòng không Sea Sparrow và chia sẻ chi phí. Tên lửa phòng không Sea Sparrow là một loại vũ khí tiên tiến trang bị cho tàu chiến, dùng để tiêu diệt tên lửa chống hạm lướt biển. Tên lửa do Công ty Raytheon và General Dynamics Mỹ chế tạo.

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và một nguồn tin từ Mỹ biết được vấn đề này đã trả lời phỏng vấn cho biết, vào tháng 5, quan chức Lực lượng Phòng vệ Biển đến tham dự hội nghị của NATO tại La Hay, để tìm hiểu nhiều hơn về liên minh tên lửa.

Tên lửa Patriot-3 Nhật Bản triển khai ở Ishigaki (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tên lửa Patriot-3 Nhật Bản triển khai ở Ishigaki (nguồn mạng sina Trung Quốc)

2 nguồn tin từ Nhật Bản cho biết, các cuộc thảo luận của Nhật Bản đối với vấn đề này còn nằm trong giai đoạn ban đầu, nhưng gia nhập liên minh phù hợp với chương trình an ninh cứng rắn hơn của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Nguồn tin từ chối tiết lộ danh tính, bởi vì họ hoàn toàn không được trao quyền trả lời phỏng vấn báo chí.

Liên minh này được thành lập bởi 4 quốc gia trong đó có Mỹ vào năm 1968. Liên minh nỗ lực vào việc nghiên cứu chế tạo tên lửa phòng không Sea Sparrow phiên bản nâng cấp trong vài năm tới.

Nguồn tin từ Mỹ cho biết, kết nạp Nhật Bản sẽ chia sẻ một phần chi phí của chương trình này, nhưng Washington cũng nhìn thấy, trong thời điểm hiện đại hóa quân sự và chủ trương kiên quyết (hung hăng hăm dọa) của Trung Quốc đang làm cho rất nhiều quốc gia châu Á lo ngại, Nhật Bản có thể phát huy vai trò lãnh đạo quan hệ đối tác công nghiệp quân sự đa quốc gia ở khu vực này. 

Tên lửa Patriot-3 Nhật Bản triển khai ở Ishigaki (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tên lửa Patriot-3 Nhật Bản triển khai ở Ishigaki (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)