Ngày 11 tháng 7 năm 2015, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản cùng với lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ tiến hành huấn luyệt đoạt lại đảo nhỏ ở Northern Territory, Australia. |
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 13 tháng 7 dẫn tờ "Asahi Shimbun" Nhật Bản ngày 12 tháng 7 đưa tin, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ngày 11 tháng 7 lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận chung quy mô lớn do Mỹ và Australia tổ chức. Điều này đã phản ánh ý định coi trọng hợp tác Nhật-Mỹ-Australia của Mỹ.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Australia đang được làm sâu sắc, thậm chí đã đạt đến mức độ "đồng minh tiêu chuẩn" – đây là lời nói của một nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản.
Theo bài báo, ở vịnh Fog - nơi cách Thủ đô Canberra, Australia khoảng 3.200 km về phía tây bắc, quân đội hai nước Mỹ và Australia đang tổ chức một cuộc diễn tập quân sự liên hợp hai năm một lần, mang tên "Talisman Sabre-2015", với sự tham gia của khoảng 30.000 quân.
Ngày 11 tháng 7, ba nước Nhật Bản-Mỹ-Australia đã tổ chức huấn luyện đổ bộ. Đây là cuộc diễn tập quân sự liên hợp lần thứ sáu giữa Mỹ-Australia, còn Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản lần đầu tiên tham gia.
Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ tham gia diễn tập Talisman Sabre-2015 |
Bài báo cho rằng, Mỹ coi tăng cường hợp tác "Nhật Bản-Mỹ-Australia" là trụ cột của chính sách tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ không chỉ đã xây dựng "tuyến" của hợp tác phòng vệ song phương, mà cũng đã thêu dệt nên chiến lược "diện" của hợp tác lấy "Nhật Bản-Mỹ-Australia" làm tâm trục.
Giáo sư vấn đề chiến lược quốc tế Alan Dupont của Đại học New South Wales Australia cho rằng, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản lần đầu tiên tham gia diễn tập đánh dấu đánh dấu hợp tác an ninh Nhật Bản-Australia bước sang một cục diện mới.
Alan Dupont chỉ ra: "Nhật Bản-Australia từ 'người bạn mập mờ' của Mỹ đã biến thành 'người bạn rõ ràng' cùng chia sẻ bí mật. Kết quả là hai nước tiến hành hợp tác công nghệ tàu ngầm".
Theo bài báo, Australia có kế hoạch mua sắm 12 tàu ngầm để thay thế 6 tàu ngầm đã cũ. Tàu ngầm Nhật Bản có tính năng tàng hình dẫn đầu thế giới, Lực lượng Phòng vệ Biển ban đầu lo ngại bị rò rỉ bí mật, có thái độ tiêu cực đối với hợp tác công nghệ, nhưng Thủ tướng Shinzo Abe đã nỗ lực thúc đẩy triển khai hợp tác với Australia.
Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ tham gia diễn tập Talisman Sabre-2015 |
Bài báo cho biết, tháng 7 năm ngoái, khi tổ chức hội đàm với Thủ tướng Tony Abbott ở Australia, ông Shinzo Abe quyết định cùng triển khai nghiên cứu nền tảng công nghệ tàu ngầm, thúc đẩy Lực lượng Phòng vệ và Quân đội Australia huấn luyện chung.
Bài báo viết: Vài chục tàu trinh sát chở những binh sĩ mặc sắc phục khác nhau, đợi lệnh ở vùng biển liên quan, lần lượt được điều động đến bờ biển. Đợt thứ nhất là Quân đội Australia, đợt thứ hai và thứ ba là lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ, đợt thứ tư là Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Sau khi kết thúc đổ bộ, giữa Nhật-Mỹ đã cùng thống nhất về chiến lược, sau đó vừa cảnh giác "địch" tấn công từ đất liền, vừa tiến đánh từ bãi biển vào đất liền – bài báo mô tả cuộc diễn tập.
Theo bài báo, đây là một cảnh trong cuộc diễn tập liên hợp tổ chức ở vịnh Fog, Australia vào ngày 11 tháng 7. Khoảng 40 binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Mặt đất phụ trách phòng vệ đảo nhỏ đã tham gia cuộc diễn tập.
Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ tham gia diễn tập Talisman Sabre-2015 |
Sĩ quan chỉ huy lực lượng huấn luyện Kazuo cho biết: "Triển khai diễn tập ở đất nước Australia rộng lớn mà ở Nhật Bản không thể thực hiện sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Nhật Bản và Australia".
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham gia diễn tập là tượng trưng cho việc Nhật Bản-Australia xích lại gần nhau. Đối với Nhật Bản, Australia cũng là đồng minh của Mỹ.
Trong khi đó, đối với Australia, mặc dù Trung Quốc là nước đối tượng xuất khẩu tài nguyên, là đối tác quan trọng về kinh tế, nhưng lại giống như Nhật Bản, cũng rất cảnh giác với Trung Quốc - nước đang tìm cách từ biển Hoa Đông và Biển Đông vươn ra Thái Bình Dương về mặt an ninh.
Theo bài báo, hiện nay, quan hệ giữa các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Australia rất thân thiết. Sau khi lên nắm quyền vào tháng 9 năm 2013, Thủ tướng Tony Abbott đã tuyên bố, Nhật Bản là "người bạn của châu Á". Giữa ông và ông Abe đã dùng "Shinzo" và "Tony" để gọi nhau.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thậm chí cho biết: "Hai nước hầu như cứ 3 tháng lại trao đổi ý kiến với nhau".
Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ tham gia diễn tập Talisman Sabre-2015 |
Bài báo cho biết, một trong những khu trung tâm của cuộc diễn tập kéo dài đến ngày 21 này là khu vực Northern Territory rộng lớn.
Từ năm 2012 trở đi, lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu đồn trú ở căn cứ Darwin, thủ phủ Northern Territory, quân số từ 200 người ban đầu tăng lên 1.150 người, dự tính năm 2016 sẽ tiếp tục tăng lên 2.500 người. Đây là hành động nhằm vào Trung Quốc của Mỹ - nước coi trọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Australia là quốc gia bốn mặt giáp biển, có truyền thống coi trọng lực lượng hải quân. Năm 2015, ngân sách quốc phòng Australia đạt 26,8 tỷ đô la Úc (khoảng 19,9 tỷ USD), bằng một nửa chi tiêu phòng vệ của Nhật Bản.
Theo bài báo, tàu ngầm của Australia đã cũ kỹ, tính năng cũng tương đối lạc hậu, vì vậy đổi mới lên đời tàu ngầm trở thành một vấn đề lớn. Lúc này, Australia đổ con mắt vào tàu ngầm Nhật Bản. Một ma lực quan trọng của tàu ngầm Nhật Bản là nó có thể lắp hệ thống chiến đấu của Mỹ.
Tàu ngầm được mệnh danh là "Ninja trên biển", cần có khả năng hoạt đôgj bí mật, không bị địch phát hiện ra tung tích. Tàu ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tương đối xuất sắc về điểm này. Sau khi được cải tiến, nó còn có thể ứng phó với sóng to gió lớn của Thái Bình Dương và biển Nhật Bản.
Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ tham gia diễn tập Talisman Sabre-2015 |
Bài báo cho rằng, năm ngoái, Lực lượng Phòng vệ Biển đã công khai tàu ngầm mới nhất ở thành phố Kure, tỉnh Hiroshima. Lượng giãn nước tiêu chuẩn của nó là 2.950 tấn, dài 84 m. Là tàu ngầm động cơ thông thường ít có trên thế giới, năng lực chạy êm của nó rất xuất sắc, hơn nữa tương đối linh hoạt.