Biển Đông: Trung Quốc dùng tàu hộ vệ Type 054A và Type 056 đối phó LCS Mỹ

21/07/2015 06:34
Đông Bình (nguồn mạng sina)
(GDVN) - Bài viết phân tích điểm mạnh và yếu của tàu tuần duyên Mỹ và tàu hộ vệ Trung Quốc, từ đó đưa ra khả năng chiến thắng khi xung đột xảy ra ở Biển Đông.

Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 20 tháng 7 đưa tin, gần đây dân mạng chụp được tàu hộ vệ Type 054 mới nhất đã chế tạo xong. Tàu này số hiệu 579, đặt tên là Hàm Đan; đã hoàn thành lắp đặt thiết bị và quét sơn, chuẩn bị đưa vào hoạt động.

Tàu hộ vệ tên lửa Hàm Đan số hiệu 579 Type 054A chuẩn bị biên chế cho Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu hộ vệ tên lửa Hàm Đan số hiệu 579 Type 054A chuẩn bị biên chế cho Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Ở bờ bên kia đại dương, một chiếc tàu tuần duyên mới nhất tên là Little rock của Hải quân Mỹ sáng ngày 18 tháng 7 đã hạ thủy ở nhà máy đóng tàu Marinette, bang Wisconsin, Mỹ. Gần đây, tàu tuần duyên Hải quân Mỹ đã đến Biển Đông tuần tra.

Quân đội Mỹ cũng cho biết, tàu tuần duyên sẽ đến thăm khu vực này thường xuyên hơn, tiến hành tuần tra Biển Đông cũng trở thành trạng thái bình thường mới, vài năm tới Quân đội Mỹ sẽ còn triển khai nhiều tàu tuần duyên hơn ở khu vực này.

Tàu hộ vệ Type 054A đọ sức thế nào với tàu tuần duyên Mỹ?

Trước đó không lâu đã xảy ra sự kiện tàu hộ vệ Type 054A và tàu tuần duyên Mỹ đuổi nhau ở Biển Đông. Có người cho rằng, tốc độ của tàu Type 054A quá chậm, cần nâng cao tốc độ. Thực ra, tàu chiến mới hoàn toàn không lấy tốc độ làm một chỉ tiêu quan trọng để xem xét, LCS trái lại là một "ngoại tộc".

Mỹ thiết kế, chế tạo LCS là cân nhắc đến tác chiến ở duyên hải đối phương, sử dụng cơ động tốc độ cao để nâng cao năng lực tác chiến của tàu chiến, đồng thời đã phải trả giá tương đối cho điều đó. Nhìn vào hiện nay, Mỹ hoàn toàn không hài lòng với LCS, đang cắt giảm số lượng chế tạo nó.

Tàu hộ vệ tên lửa Hàm Đan số hiệu 579 Type 054A chuẩn bị biên chế cho Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu hộ vệ tên lửa Hàm Đan số hiệu 579 Type 054A chuẩn bị biên chế cho Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Tốc độ là một chỉ tiêu quan trọng thuộc thời đại lấy hỏa pháo làm chính, đối với tàu chiến khi đó, thì pháo và ngư lôi là vũ khí tấn công chủ yếu. Do những vũ khí này có tầm bắn khá gần, tốc độ khá cao lại có lợi cho tàu chiến nhanh chóng chiếm lấy vị trí bắn hoặc nhanh chóng đuổi theo hay thoát khỏi đối phương trong giao chiến.

Theo đó, áp dụng tỷ lệ dài-rộng tương đối lớn đối với tàu chiến, tức là tàu chiến giai đoạn đầu rõ ràng dài và nhỏ, có lợi cho giảm lực cản, tăng tốc độ cho tàu chiến. Tỷ lệ dài-rộng khá lớn làm cho diện tích sàn tàu và sức chứa thân tàu đều khá nhỏ, khó mà lắp đặt được nhiều vũ khí và thiết bị, điều kiện hoạt động khá kém, đã ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực tác chiến của tàu.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, tàu chiến mặt nước bắt đầu trang bị rất nhiều vũ khí trang bị như radar, hệ thống tác chiến điện tử, máy bay trực thăng, tên lửa, hệ thống điện tử, đồng thời trình độ kinh tế, xã hội và văn hóa được nâng lên cũng yêu cầu tàu chiến có điều kiện hoạt động và sinh hoạt thoải mái hơn cho thủy thủ, yêu cầu diện tích sàn tàu và sức chứa thân tàu ngày càng cao.

Cách làm trực tiếp chính là hạ thấp tỷ lệ dài-rộng của tàu chiến, nâng cao diện tích sàn tàu và sức chứa thân tàu, nhưng khuyết điểm của cách làm này là lực cản khi chạy của tàu tăng lên, tốc độ giảm đi.

Tàu hộ vệ tên lửa Hàm Đan số hiệu 579 Type 054A chuẩn bị biên chế cho Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu hộ vệ tên lửa Hàm Đan số hiệu 579 Type 054A chuẩn bị biên chế cho Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Nhưng xét tới vũ khí chủ yếu của tàu chiến đã từ pháo chuyển sang tên lửa, tầm bắn và phạm vi tấn công của tên lửa đã vượt xa pháo, tàu chiến cũng không cần tiến hành cơ động vất vả để chiếm lấy vị trí chiến đấu, cho nên, tầm quan trọng của chỉ tiêu tốc độ đối với tàu chiến hiện đại đã giảm đi.

Trái lại, diện tích sàn tàu và sức chứa thân tàu tương đối lớn có sức hấp dẫn hơn, theo đó, tỷ lệ dài-rộng của tàu chiến mặt nước hiện đại rõ ràng có xu thế giảm đi, tốc độ tương ứng cũng đang giảm. Ở góc độ này, tàu hộ vệ Type 054A ít nhất hiện nay không thấy được tầm quan trọng của tăng tốc độ.

Tàu tuần duyên LCS sở dĩ theo đuổi tốc độ tương đối cao là do môi trường tác chiến của nó. Hải quân Mỹ yêu cầu nó tác chiến ở duyên hải hoặc biển gần của đối phương, mối đe dọa tiềm tàng của nó chủ yếu là các vũ khí như tên lửa bờ đối hạm, tàu ngầm thông thường, tàu tên lửa.

Trong môi trường này, tính năng tốc độ cao có vai trò rất quan trọng, có thể chạy thoát hiệu quả trước các cuộc truy kích và tấn công của tàu ngầm thông thường, thuyền máy tên lửa, cũng có thể làm giảm thời gian tàu chiến bộc lộ trước mạng lưới radar tên lửa bờ đối hạm,

đồng thời cũng có thể thông qua cơ động tốc độ cao để tìm khâu yếu trong phòng thủ của đối phương, điều động lực lượng đặc nhiệm tiến hành do thám và tấn công, vì vậy, tốc độ của LCS đều trên 40 hải lý/giờ.

Tàu hộ vệ tên lửa Hàm Đan số hiệu 579 Type 054A chuẩn bị biên chế cho Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu hộ vệ tên lửa Hàm Đan số hiệu 579 Type 054A chuẩn bị biên chế cho Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Nếu kiểu tàu có tỷ lệ dài-rộng lớn truyền thống, diện tích sàn tàu và sức chứa thân tàu nhỏ, thì khó thực hiện được ý tưởng đa năng của LCS. Nếu áp dụng kiểu tàu tỷ lệ dài-rộng nhỏ thì khó thực hiện được tốc độ cao, vì vậy, Hải quân Mỹ thừa nhận, làm thế nào để kết hợp giữa đa năng và tốc độ cao là thách thức lớn nhất của chương trình LCS.

Nhìn vào tài liệu liêu quan, một biện pháp áp dụng của LCS là áp dụng kiểu tàu đặc chủng, như kiểu thân tàu nửa trượt của tàu tuần duyên USS Freedom; còn tàu tuần duyên USS Independence áp dụng kiểu "tam thể", ngoài ra, gia tăng công suất động cơ.

Trong tình hình lượng giãn nước của chúng không bằng một nửa tàu khu trục lớp Arleigh-Burke, công suất của hệ thống động lực tương đương thì đã đảm bảo được diện tích sàn tàu cũng có tính năng tốc độ cao tương đối tốt.

Đương nhiên, vấn đề của biện pháp giải quyết này chính là chi phí và giá cả tàu chiến tăng vọt, đến Hải quân Mỹ cũng cảm thấy không thể chấp nhận, cho nên không cần thiết để tàu hộ vệ Type 054A theo đuổi tính năng tốc độ cao của LCS.

Tàu hộ vệ tên lửa Hàm Đan số hiệu 579 Type 054A chuẩn bị biên chế cho Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu hộ vệ tên lửa Hàm Đan số hiệu 579 Type 054A chuẩn bị biên chế cho Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Bài báo cho rằng, hệ thống động lực của tàu hộ vệ Type 054A còn có không gian phát triển. Động cơ dầu diesel của nó mặc dù có các ưu điểm như kết cấu đơn giản, chi phí rẻ tiền, nhưng khuyết điểm của nó cũng không ít.

Trước hết là tỷ lệ điều chỉnh tốc độ tương đối thấp, thông thường cho rằng tỷ lệ điều chỉnh tốc độ của động cơ diesel là 3 : 1, tức là trong tình hình tốc độ tối đa là 30 hải lý/giờ, tốc độ thấp nhất khoảng 10 hải lý/giờ.

Đối với tàu săn ngầm, đặc biệt là đối với tàu chiến lắp thiết bị định vị thủy âm kéo, chiến thuật của nó chính là "lao tới – để trôi", tức là trước hết nhanh chóng chạy đến vùng biển mục tiêu, sau đó tiến hành dò tìm khi lặng lẽ chạy tốc độ thấp. Như vậy, đối với tàu chiến săn ngầm, nó cần tốc độ tương đối cao để tiến hành "lao tới", sau đó tiến hành dò tìm với tốc độ thấp.

Do tỷ lệ điều chỉnh tốc độ khá nhỏ, năng lực trên phương diện này của động cơ dầu diesel tương đối kém, tiếng ồn tần suất thấp của động cơ dầu diesel khá lớn. Trong thời đại thiết bị định vị thủy âm kéo, khuyết điểm này tương đối rõ ràng.

Tàu hộ vệ tên lửa Hàm Đan số hiệu 579 Type 054A chuẩn bị biên chế cho Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu hộ vệ tên lửa Hàm Đan số hiệu 579 Type 054A chuẩn bị biên chế cho Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Trước đây, khi thiết kế tàu hộ vệ săn ngầm Type 23, để lắp thiết bị định vị thủy âm kéo, Anh đã sử dụng hệ thống đẩy hỗn hợp hơi-dầu-điện, vừa đã bảo đảm cho tàu chiến có thể cơ động tốc độ cao, vừa có thể tiến hành dò tìm trong tình hình chạy êm tốc độ thấp.

Vì vậy, hiện nay, tàu hộ vệ Type 054A không cần theo đuổi tốc độ quá cao, nó không có ý nghĩa quá lớn, mà là cần nhấn mạnh năng lực phối hợp với các tốc độ khác nhau, tức là tàu chiến có thể có tính năng đủ tốc độ trong các khoa mục chiến thuật khác nhau.

Ở góc độ này, phiên bản cải tiến của tàu hộ vệ Type 054A cần sử dụng hệ thống đẩy kết hợp diesel-điện và hơi, hoặc trực tiếp sử dụng hệ thống đẩy điện tổng hợp để lắp thiết bị định vị thủy âm kéo chủ/bị động mới do Trung Quốc tự chế tạo.

3 tàu hộ vệ Type 054A Trung Quốc có thể tiêu diệt 2 tàu tuần duyên Mỹ?

Tạp chí "Lợi ích quốc gia" Mỹ có bài viết cho rằng, ngày 12 tháng 5 năm 2015, một chiếc tàu hộ vệ Type 054A Hải quân Trung Quốc đã bám theo tàu tuần duyên USS Fort Worth lớp Freedom của Hải quân Mỹ.

Tàu hộ vệ tên lửa Hàm Đan số hiệu 579 Type 054A chuẩn bị biên chế cho Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu hộ vệ tên lửa Hàm Đan số hiệu 579 Type 054A chuẩn bị biên chế cho Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Là chiếc thứ hai của tàu tuần duyên lớp Freedom Hải quân Mỹ, chiếc thứ ba của biên đội tàu tuần duyên Mỹ, tàu USS Fort Worth và các tàu chị em của nó có khả năng nhất sẽ tham gia tác chiến mặt nước với Trung Quốc.

Đối với Trung Quốc, tàu hộ vệ Type 054A và/hoặc tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 có khả năng sẽ xuất hiện trong cuộc xung đột này. Đến năm 2018, Hải quân Mỹ sẽ triển khai 4 tàu tuần duyên. Nhưng, Hải quân Trung Quốc hiện nay đã trang bị 8 tàu hộ vệ Type 054A và 5 tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056.

Trong chiến đấu với tàu hộ vệ Trung Quốc, biên đội tàu tuần duyên (LCS) và biên đội tàu chiến đấu mặt nước cỡ nhỏ phiên bản nâng cấp của nó sẽ ở vị thế bất lợi. Đánh giá này được đưa ra dựa trên mô hình số học lấy "phương trình phóng loạt" làm cơ sở. Mô hình này có lợi cho tính toán và so sánh số lượng tàu chiến còn thừa của hai bên sau khi trải qua một cuộc tác chiến mặt nước trên biển hiện đại.

Theo tính toán, khi biên đội tàu tuần duyên/tàu chiến đấu mặt nước cỡ nhỏ (LCS/SSC) được tổ chức không quá 2 tàu (nhìn vào kế hoạch triển khai của Hải quân Mỹ, loại giả thiết này là hợp lý), tàu hộ vệ Type 054A sẽ không tồn tại mối đe dọa bị phá hoại mang tính hủy diệt.

Tàu hộ vệ tên lửa Hàm Đan số hiệu 579 Type 054A chuẩn bị biên chế cho Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu hộ vệ tên lửa Hàm Đan số hiệu 579 Type 054A chuẩn bị biên chế cho Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)

2 tàu hộ vệ Type 054A có thể ngăn chặn 1 tàu tuần duyên/tàu chiến đấu mặt nước cỡ nhỏ. 3 tàu hộ vệ Type 054A có thể bắn chìm 2 tàu tuần duyên/tàu chiến đấu mặt nước cỡ nhỏ.

Khi Trung Quốc điều động tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056, 2 tàu hộ vệ loại này chắc chắn có thể bắn chìm 1 tàu tuần duyên/tàu chiến đấu mặt nước cỡ nhỏ.

Nếu biên đội tàu tuần duyên/tàu chiến đấu mặt nước cỡ nhỏ có 2 chiếc, thì 1 tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 sẽ bị tiêu diệt, Hải quân Trung Quốc cần sử dụng 4 hoặc 5 tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 mới có thể tiêu diệt 2 tàu tuần duyên/tàu chiến đấu mặt nước cỡ nhỏ.

Các nhà phân tích Hải quân Mỹ và Trung Quốc đều sử dụng "phương trình phóng loạt" để mô phỏng xung đột. Mặc dù điều này hoàn toàn không phải là mô hình số học duy nhất mô phỏng loại xung đột này, nhưng kết quả nói trên vẫn có thể làm cơ sở để đánh giá.

Kết quả này cũng phù hợp với đánh giá tổng thể gần đây đối với ảnh hưởng từ hiện đại hóa quân sự và năng lực biển gần của Trung Quốc đối với Hải quân Mỹ.

Trong xung đột mặt nước này, điều 1 tàu khu trục hoặc tàu hộ vệ, cơ hội giành chiến thắng của Mỹ sẽ tăng mạnh. Nhưng, Hải quân Mỹ không thể dựa vào những tài sản giá trị cao này để thực hiện nhiệm vụ tuần tra hàng ngày ở Biển Đông. Trên thực tế, đây chính là nguyên nhân Mỹ phát triển tàu tuần duyên.

Tàu hộ vệ tên lửa Hàm Đan số hiệu 579 Type 054A chuẩn bị biên chế cho Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu hộ vệ tên lửa Hàm Đan số hiệu 579 Type 054A chuẩn bị biên chế cho Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Đông Bình (nguồn mạng sina)