Phương án tàu sân bay DEAC do Công ty DCNS Pháp công bố |
Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 22 tháng 7 đưa tin, Bộ Quốc phòng Ấn Độ (MOD) gần đây đã công bố thư yêu cầu (LOR) của tàu sân bay nội địa thứ hai (IAC-2), các công ty của 4 nước Anh, Pháp, Mỹ và Nga sẽ tham gia tranh thầu.
Tàu sân bay này được xác định có lượng giãn nước là 65.000 tấn, lắp hệ thống phóng điện từ. Trước đó, Pháp đã công bố phương án thiết kế tàu sân bay của họ.
Được biết, những đối tác nhận được thư yêu cầu tàu sân bay của Bộ Quốc phòng Ấn Độ gồm có Công ty BAE Systems Anh, Công ty DCNS Pháp, Công ty Lockheed Martin Mỹ và Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga (Rosoboronexport).
Thời hạn chót để tranh thầu tàu sân bay IAC-2 là ngày 22 tháng 7, các công ty dự thầu cần nhanh chóng cung cấp dự toán chi phí và phương án công nghệ chi tiết.
Tàu sân bay Vikrant do Ấn Độ tự chế tạo |
Căn cứ vào quy định của thư yêu cầu, lượng giãn nước tàu sân bay IAC-2 là 65.000 tấn, dài 300 m, trang bị hệ thống phóng điện từ (EMALS), có năng lực chở 35 máy bay cánh cố định và 20 máy bay trực thăng.
Trong đó, hệ thống phóng điện từ sẽ thay thế máy phóng hơi nước được sử dụng ở tàu sân bay hiện nay. Tàu sân bay động cơ hạt nhân Gerald R. Ford Mỹ sẽ lần đầu tiên ứng dụng hệ thống phóng điện từ EMALS.
Ưu thế của hệ thống phóng điện từ gồm có giảm lượng công việc của con người, giảm cường độ bức xạ nhiệt, tăng lớn trọng lượng phóng, giảm trọng lượng kết cấu, giảm lượng làm việc lắp đặt, có năng lực phóng máy bay không người lái.
Tóm lại, hệ thống phóng điện từ sẽ cung cấp năng lực chở máy bay hải quân mạnh hơn cho IAC-2, có thể triển khai máy bay chiến đấu nặng hơn so với MiG-29K và Harrier hiện có của Hải quân Ấn Độ và máy bay cảnh báo sớm trên không (như E-2C/D Hawkeye Mỹ).
Tàu sân bay Vikrant do Ấn Độ tự chế tạo |
Tại Triển lãm quốc phòng quốc tế tổ chức ở Ấn Độ vào năm 2014, Công ty DCNS Pháp đã công bố phương án thiết kế tàu sân bay DEAC. Tàu sân bay DEAC có thể cung cấp chức năng điều động lực lượng, quản lý và kiểm soát trên biển, phòng không.
Tàu sân bay này được thiết kế dựa trên kinh nghiệm chiến đấu thực tế của tàu sân bay động cơ hạt nhân Charles de Gaulle, có thể tương thích với tất cả máy bay chiến đấu cất hạ cánh thông thường (bao gồm máy bay cảnh báo sớm trên không cánh cố định),
đồng thời áp dụng công nghệ mới nhất, bao gồm hệ thống tác chiến tiên tiến (SETIS), tích hợp hệ thống máy bay không người lái, hệ thống đẩy động cơ thông thường, hệ thống quản lý chiến đấu và hệ thống tự điều khiển, tự giữ ổn định (SATRAP/COGITE).
2 biên đội tàu sân bay Hải quân Ấn Độ |
Ngoài ra, Công ty DCNS Pháp còn có thể cung cấp chuyển nhượng công nghệ tùy chỉnh cho khách hàng, bao gồm công nghệ vật liệu “bao bì”, công nghệ phát triển hạ tầng chuyên dụng (tức xây dựng và bảo trì căn cứ hải quân và nhà máy đóng tàu), phương án giải quyết sinh hoạt nhân viên trên tàu sân bay đồng bộ.
Có bài báo cho biết, tại Triển lãm quốc phòng năm 2014, Công ty General Atomics Mỹ và Công ty DCNS Pháp đã thảo luận tính khả thi của việc lắp hệ thống phóng điện từ trên đường băng tàu sân bay DEAC.
Ý tưởng thiết kế tàu sân bay DEAC có nguồn gốc từ tư tưởng tác chiến của Hải quân Pháp và tàu sân bay Charles De Gaulle R91, bao gồm:
2 máy phóng hơi nước dài 90 m;
Nồi hơi do DCNS thiết kế;
Mỹ đưa ra 5 kiến nghị giúp Ấn Độ chế tạo tàu sân bay(GDVN) - Cơ quan nghiên cứu Mỹ đã đưa ra 5 kiến nghị cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ giúp Ấn Độ chế tạo tàu sân bay tiên tiến đối phó Trung Quốc. |
Sàn tàu (đường băng) có một đảo tàu ở giữa các thang máy a/c để giảm luồng khí ở đuôi (cải thiện khu vực rung chấn khi tiến lên);
Nhà chứa máy bay và khu sửa chữa máy bay tương đối lớn.
Thông số của tàu sân bay DEAC (những chỉ tiêu này có thể tiến hành điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng) là:
Kích thước ngoại hình: dài 272 m, rộng 67,5 m
Lượng giãn nước: 52.000 tấn - 55.000 tấn
Quy mô máy bay chiến đấu trên tàu sân bay: nhiều nhất 40 chiếc
Tầm hoạt động: 9.000 hải lý
Thủy thủ đoàn: 900 người