Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 25 tháng 7 dẫn tờ "Thời báo châu Á" Hồng Kông đăng bài viết "Tại sao Ấn Độ lạc hậu so với Trung Quốc trên phương diện cạnh tranh tàu ngầm". Sau đây là nội dung bài viết:
Tàu ngầm thông thường Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu) |
Một chiếc tàu ngầm tiên tiến lớp Nguyên Trung Quốc gần đây sau khi đi ngang qua biển Ả Rập đã đến thăm cảng Karachi của Pakistan, năng lực tác chiến dưới nước ngày càng tăng cường của Trung Quốc làm cho nhà cầm quyền Ấn Độ cảm thấy lo ngại.
Chiếc tàu ngầm chở 65 thủy thủ này đã lưu lại 1 tuần ở Karachi để tiếp dầu và bổ sung vật tư, sau đó đã quay trở lại Trung Quốc.
Tàu ngầm lớp Nguyên là tàu ngầm diesel-điện, nhưng điểm khác với tàu ngầm động cơ thông thường Ấn Độ là, tàu ngầm Ấn Độ phải nổi lên mặt nước để "hít thở" và nạp điện, trong khi đó, tàu ngầm lớp Nguyên Trung Quốc lại có thể lặn ở dưới nước vài tuần.
Ấn Độ có kế hoạch thuê chiếc tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân thứ hai của Nga, Chính phủ Ấn Độ đã vừa phê chuẩn số tiền 14 tỷ USD, có kế hoạch dùng để chế tạo 6 tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 Trung Quốc đến Ấn Độ Dương (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Nhưng, chính như Phó Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ P. Murugesan tuần trước nói với tờ "Thời báo Kinh tế" Ấn Độ rằng: "Công việc của chúng tôi đã bắt đầu, nhưng, chúng tôi vẫn ở trong giai đoạn viết lách".
Ấn Độ đang nỗ lực, dưới sự giúp đỡ của Đức, Pháp và Nga, thông qua chế tạo tàu ngầm thông thường và tàu ngầm động cơ hạt nhân để chống lại Trung Quốc. Nhưng, ưu thế của Trung Quốc rất lớn và còn không ngừng mở rộng, hơn nữa Trung Quốc có kế hoạch xuất khẩu công nghệ tàu ngầm.
Điều khiến cho Ấn Độ đặc biệt bất an là, có tin cho biết, Trung Quốc sẽ bán 8 tàu ngầm lớp Nguyên cho Pakistan. Bài báo này còn cho rằng, lực lượng tàu ngầm của Ấn Độ "rơi sâu vào khủng hoảng", cảm thấy lo sợ đối với lực lượng tàu ngầm Trung Quốc.
Năm 2014, 1 chiếc tàu ngầm thông thường Trung Quốc đã đến cảng Colombo 2 lần, điều này đã gây ra lo ngại cho Ấn Độ. Trong khi đó, Sri Lanka cam kết với Ấn Độ, họ sẽ không tiến hành bất cứ việc gì gây thiệt hại cho lợi ích của Ấn Độ.
Tàu ngầm thông thường INS Kalvari lớp Scorpene Ấn Độ hạ thủy ngày 6 tháng 4 năm 2015 |
Ấn Độ có 14 tàu ngầm, trong đó bao gồm 1 tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân Chakra thuê của Nga, thời gian thuê bắt đầu từ năm 2012, thuê trong thời gian 10 năm. Trong khi đó Trung Quốc có 68 tàu ngầm, Pakistan có 5 tàu ngầm.
Một báo cáo của Ủy ban thường trực quốc phòng Quốc hội Ấn Độ cho biết, phần lớn tàu ngầm thông thường của Ấn Độ đều đã hoạt động hơn 20 năm, sắp hết tuổi thọ sử dụng. Theo ủy ban này, họ cảm thấy thất vọng đối với "tốc độ ốc sên" trong biên chế tàu chiến mới của Hải quân Ấn Độ.
Hải quân Ấn Độ có 141 tàu chiến, bao gồm 127 tàu chiến mặt nước và 14 tàu ngầm. Hải quân Trung Quốc có trên 300 tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, tàu đổ bộ và tàu tuần tra lắp tên lửa.
Theo bài báo, Trung Quốc chiếm ưu thế ở dưới nước. Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc hiện nay sở hữu 59 tàu ngầm tấn công diesel-điện thông thường và 9 tàu ngầm động cơ hạt nhân. Trong 9 tàu hạt nhân động cơ hạt nhân có 5 chiếc là tàu ngầm hạt nhân tấn công và 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược.
Ấn Độ nỗ lực mở rộng hạm đội tàu ngầm của họ. Ấn Độ có kế hoạch tăng thêm 15 tàu ngầm: Bao gồm 6 tàu ngầm thông thường do Pháp thiết kế, 6 tàu ngầm tấn công hạt nhân và 3 tàu ngầm hạt nhân chiến lược.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Chakra-2 của Hải quân Ấn Độ, thuê của Nga trong 10 năm |