Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 14 tháng 8 đưa tin, có lẽ do chưa thể đạt được hiệu quả đầy đủ trong vấn đề Biển Đông, thẩm phán Philippines cũng bắt đầu lo ngại, bày mưu tính kế cho Chính phủ Philippines.
Thẩm phán Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio |
Theo hãng tin CNN Mỹ ngày 13 tháng 8, thẩm phấm Antonio Carpio của Tòa án tối cao Philippines ngày 12 tháng 8 đã trình một báo cáo mới nhất về tuyên bố chủ quyền của Philippines đối với Biển Đông lên Thượng viện Philippines, đồng thời đề nghị Philippines cần thiết lập cơ quan chính phủ tiến hành giám sát đối với tài nguyên của Biển Đông.
Ông Antonio Carpio cho biết, Tòa án trọng tài Liên hợp quốc sẽ công bố quyết định đối với "tranh chấp lãnh thổ Biển Đông" vào tháng 8 hoặc tháng 9 năm nay. Nếu phán quyết này có lợi đối với Philippines, "chúng tôi tin tưởng các nước khác sẽ ủng hộ lập trường của chúng tôi".
Một phiên điều trần mới sẽ được tổ chức vào tháng 11, tòa trọng tài có thể sẽ cần thời gian nửa năm, tức là vào tháng 5 năm 2016 mới có thể đưa ra quyết định cuối cùng.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc đuổi tàu cá Philippines ở vùng biển bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Quan chức Philippines gọi Cảnh sát biển Trung Quốc là "cướp có vũ trang", Philippines gần đây cũng cùng Nhật Bản tiến hành diễn tập chống cướp biển. |
Antonio Carpio đề nghị, do Trung Quốc có khả năng không chấp nhận phán quyết của trọng tài, Chính phủ Philippines cần "ra tay trước để chiếm lợi thế", kiểm soát chắc chắn vùng biển của mình, đề xuất nghị quyết trước ở Đại hội đồng Liên hợp quốc, mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc từ bỏ đoạt lấy quyền kiểm soát "khu vực tranh chấp".
Ông còn khẳng định rất tin tưởng vào việc Liên minh châu Âu (EU), Liên hợp quốc và ASEAN ủng hộ hành động của Philippines. Ông tuyên bố, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tổ chức ở Malaysia gần đây đã xuất hiện lập trường cứng rắn phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông Antonio Carpio cho rằng, ASEAN đến nay đã dám nói thẳng hơn, hành vi của Trung Quốc làm cho các nước xung quanh lo ngại, bất an, điều này cũng đã củng cố hơn quyết tâm xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) của các nước.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ở Tòa án trọng tài thường trực tại Hà Lan |