Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 16 tháng 8 dẫn trang mạng "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 15 tháng 8 đưa tin, trong hoạt động tăng cường sức mạnh quân sự, Trung Quốc đã nghiên cứu phát triển đủ loại hệ thống vũ khí mới, làm cho các nước láng giềng của Trung Quốc, Mỹ và đồng minh cảm thấy lo ngại.
Tên lửa chống vệ tinh SC-19 Trung Quốc |
Từ Hà Nội đến Washington, các máy bay chiến đấu mới thế hệ thứ năm như J-20 và các tên lửa như "sát thủ tàu sân bay" Đông Phong-21D đã gây bất an ở thủ đô các nước.
Theo bài báo, tuy nhiên, Quân đội Trung Quốc còn có một lô vũ khí khác phải gây lo ngại tương tự. Có một số khó tìm hiểu được; có một số gần ngay trước mắt. Tuy nhiên, còn có một số vũ khí sở dĩ có ích là do Mỹ thiếu năng lực đối kháng hoặc đã thể hiện sự thay đổi của kinh tế-xa hội các khu vực của nước này.
5 loại năng lực quân sự nguy hiểm của Trung Quốc nhắc nhở mọi người, nói đến sức chiến đấu, chỉ có phân tích tổng thể, cân nhắc tới các nội dung ngoài nhân tố quân sự, xem vấn đề mới biết tương đối toàn diện.
Tác chiến vũ trụ
Quân đội Mỹ lệ thuộc nghiêm trọng vào quang phổ điện từ, trong khi đó đây chính là nguyên nhân chính họ mạnh nhất trên toàn cầu.
Bởi vì, có được mạng lưới vệ tinh quân sự của Mỹ, Quân đội Mỹ ở các khu vực trên thế giới có thể xác định vị trí của mình, ngắm chuẩn địch, triển khai thông tin và phát đi dữ liệu trên phạm vi toàn cầu, duy trì theo dõi đối với tình hình của các khu vực trên toàn cầu.
Trạm nghiên cứu Thiên Cung 1 và tàu vũ trụ Thần Châu Trung Quốc kết nối với nhau |
Vì vậy, Trung Quốc có đầy đủ lý do phát triển năng lực tác chiến vũ trụ -nhất là vũ khí chống vệ tinh có thể làm cho Quân đội Mỹ bị điếc, bị mù, mất trí. Trung Quốc từng lần lượt 2 lần thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh mặt đất vào năm 2007 và năm 2014.
Trạm không gian Thiên Cung của Trung Quốc sẽ bắt đầu vận hành vào năm 2022, có thể sẽ là một phần của năng lực tác chiến vũ trụ của Trung Quốc.
Chúng ta hoàn toàn không hiểu đầy đủ tất cả công nghệ tác chiến vũ trụ của Trung Quốc. Công nghệ có lẽ tương đối ít, hoàn toàn dùng để phòng thủ - có lẽ hoàn toàn không phải như cách nói này.
Nếu Trung Quốc cho rằng, nghiên cứu phát triển vũ khí để ngăn cản Quân đội Mỹ phù hợp với lợi ích quan trọng của họ, thì nghiên cứu phát triển và triển khai vũ khí chống vệ tinh có thể là một trong những nội dung của kế hoạch tổng hợp cả gói ngăn chặn Mỹ can thiệp các vấn đề của Trung Quốc.
Cơ sở ngành chế tạo
Trung Quốc là công xưởng của thế giới, sản phẩm từ thịt nướng đến iPhone không chỗ nào không có. Đặc biệt là iPhone, loại thiết bị công nghệ cao này cần có phương pháp sản xuất tiên tiến, kiểm soát chất lượng chặt chẽ, quản lý có hiệu quả và công nhân được đào tạo có chất lượng.
iPhone Trung Quốc |
Cuối năm 2014, nhà chế tạo Trung Quốc đã xây dựng được quy mô với 100 dây chuyền sản xuất, 200.000 công nhân, sản lượng iPhone mỗi ngày đã đạt 540.000 chiếc, điều này gây kinh ngạc cho dư luận.
Nếu Trung Quốc lấy năng lực sản xuất quy mô lớn sản phẩm điện tử để dùng cho chế tạo vũ khí thì làm thế nào? Tên lửa, máy bay không người lái, vũ khí cỡ nhỏ và thiết bị thông tin đều có thể tiến hành sản xuất quy mô lớn chưa từng có từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay.
Chẳng hạn, các hệ thống tương đối cao cấp như máy bay, xe bọc thép cho đến tàu chiến rõ ràng cần bỏ ra thời gian dài hơn, nhưng cho dù là mức độ phức tạp như vậy, nguyên lý tương tự cũng thích hợp.
Quốc gia trong một ngày có thể sản xuất 500.000 chiếc iPhones, trong 1 ngày sản xuất đủ trang bị sử dụng cho sư đoàn bộ binh 100.000 quân (chẳng hạn đồng phục và lựu pháo kéo) không phải là vấn đề gì khó cả.
Sinh viên tốt nghiệp đại học
Đến năm 2020, dự tính trong đội quân lao động của Trung Quốc sẽ có 195 triệu sinh viên tốt nghiệp. Điều này đã tạo sự so sánh rõ rệt so với tình hình năm 1999. Khi đó chỉ có 4% người Trung Quốc đúng tuổi bước vào đại học.
Sinh viên tốt nghiệp đại học Trung Quốc |
Thắng lợi của giáo dục có lợi cho đất nước, nhưng gây phiền phức cho các sinh viên tốt nghiêp. Sinh viên tốt nghiệp đại học hy vọng có được công việc cổ cồn mang tính hướng thượng, nhưng công việc sau khi tốt nghiệp đại học ngày càng khó tìm kiếm.
Quân đội Trung Quốc tìm cách tận dụng tình hình quá thừa sinh viên đại học này, tìm cách tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học. Cùng với việc Quân đội Trung Quốc ngày càng coi trọng lĩnh vực công nghệ cao, học vị các lĩnh vực như khoa học và kỹ thuật sẽ ngày càng hữu dụng.
Bởi vậy hầu như nhất định sẽ sinh ra một Quân đội Trung Quốc tinh thông công nghệ hơn, nhưng chi phí cho nhân viên cũng gia tăng.
Thuỷ lôi
Trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Trung Quốc đã thấy được, đối mặt với thuỷ lôi của Iraq, Hải quân Mỹ có biểu hiện rất yếu ớt. 25 năm sau, Hải quân Mỹ vẫn lệ thuộc vào máy bay trực thăng và tàu quét mìn tương tự như năm 1991, cho nên thuỷ lôi đã trở thành thủ đoạn thực dụng để triển khai hành động ngăn chặn trên biển đối với Hải quân Mỹ.
Ngư lôi Trung Quốc |
Dự đoán, Trung Quốc hiện nay có 50.000 - 100.000 quả thủy lôi, trong đó có thủy lôi kích hoạt, thủy lôi từ tính, thủy lôi nhận biết âm thanh, thủy lôi áp suất nước và thủy lôi nhiều ngòi nổ.
Trung Quốc có thể dựa vào tàu ngầm, các máy bay như máy bay tuần tra trên biển Y-8X cho đến tàu cá thương mại và tàu cá kéo lưới để bố trí bãi mìn.
Cách làm bí mật tấn công điểm yếu quan trọng của địch này thúc giục các chuyên gia như Andrew Ericson coi thuỷ lôi Trung Quốc là "đòn sát thủ".
Lực lượng đặc nhiệm
Trong 20 năm qua, lực lượng đặc nhiệm của Trung Quốc đã phát triển mạnh ở tất cả các quân chủng. Trong 3,2 triệu quân có 20.000 - 30.000 quân thuộc lực lượng đặc nhiệm. Ở Quảng Châu, Quân đội Trung Quốc còn có một học viện tác chiến đặc nhiệm để bồi dưỡng sĩ quan sơ cấp bước vào phục vụ cho lực lượng đặc nhiệm.
Chuyên gia Dennis Blasco - người nghiên cứu về Quân đội Trung Quốc cho rằng, Quân đội Trung Quốc có 8 lữ đoàn đặc nhiệm và 3 cụm tác chiến đặc nhiệm. Lực lượng nhảy dù của Quân đội Trung Quốc cũng có một đơn vị đặc nhiệm của 3 sư đoàn nhảy dù.
Trong 20 năm qua, lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc phát triển mạnh ở tất cả các quân chủng, đáng chú ý Hạm đội Nam Hải - Hải quân Trung Quốc có một trung đoàn đột kích. |
Hạm đội Nam Hải có một trung đoàn đột kích, ngay cả Pháo binh 2 - lực lượng quản lý tên lửa đạn đạo thông thường và hạt nhân cùng với tên lửa hành trình - cũng có một lực lượng đặc nhiệm.
Chúng ta biết rất ít về lực lượng đặc nhiệm của Trung Quốc, chỉ biết họ giỏi thực hiện nhiệm vụ hành động trực tiếp, như chiến tranh du kích, đột kích và cứu viện, nhưng không giỏi thực hiện các nhiệm vụ tác chiến đặc biệt như huấn luyện, hành động phi quân sự và nhiệm vụ quốc phòng ở nước ngoài.
Trong trạng thái chiến tranh, lực lượng đặc nhiệm của Trung Quốc có thể dùng để tập kích đội quân triển khai tuyến đầu của Mỹ ở các khu vực của Đông Á, đặc biệt là ở Việt Nam (?) và Philippines, thậm chí còn có thể bao gồm các khu vực như Nhật Bản và Guam.