Người dân và cán bộ hiến kế xử lý bồi thường oan, sai

19/08/2015 07:16
QUỐC TOẢN
(GDVN) - Nếu ông Lương Ngọc Phi nhận được số tiền bồi thường 22,9 tỷ, thì đây là trường hợp được bồi thường oan, sai lớn nhất từ trước đến nay.

Bộ Tài chính cấp kinh phí bồi thường

Tòa án Nhân dân thành phố Thái Bình hôm 10/8 vừa tuyên bồi thường cho ông Lương Ngọc Phi – người bị kết án oan, ngồi tù 1.066 ngày, số tiền 22,9 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 29/9/1999, Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình tuyên án oan bị cáo Lương Ngọc Phi  - Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản Hòa Bình, 17 năm tù về tội danh “trốn thuế” và “lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa". 

Nếu ông Lương Ngọc Phi nhận được số tiền bồi thường 22,9 tỷ, thì đây là trường hợp được nhận tiền bồi thường oan, sai lớn nhất từ trước đến nay.

Hôm 17/8, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục

Người dân và cán bộ hiến kế xử lý bồi thường oan, sai ảnh 1

Giám đốc ngồi tù oan 1.066 ngày được bồi thường 22,9 tỷ đồng

Việt Nam về quy trình thực hiện bồi thường cho ông Lương Ngọc Phi, ông Trần Việt Hưng – Phó Cục trưởng Cụ Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp) cho biết, việc thực hiện cấp kinh phí bồi thường cho những người bị oan sai được thực hiện hết sức chặt chẽ.

“Theo quy trình, sau 5 ngày khi bản án có hiệu lực, cơ quan có trách nhiệm phải làm văn bản gửi lên cơ quan tài chính có thẩm quyền trong ngành, để thẩm định hồ sơ. Mục đích xem xét việc bồi thường thiệt hại có đúng hay không?

Nếu không có sai sót, Tòa án Nhân dân Tối cao sẽ chuyển hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường sang Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài Chính) - cơ quan thẩm định và cấp kinh phí bồi thường.

Sau khi Bộ Tài chính kiểm tra, xác định việc bồi thường là đúng, trong vòng 15 ngày đơn vị này sẽ cấp tiền bồi thường về cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường - Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình.

Trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được kinh phí bồi thường, Tòa án Nhân tỉnh Thái Bình phải tổ chức việc bồi thường cho ông Lương Ngọc Phi", ông Hưng cho biết.

Ông Trần Việt Hưng – Phó Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp). (Ảnh: Vietq.vn)
Ông Trần Việt Hưng – Phó Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp). (Ảnh: Vietq.vn) 

Cũng theo vị Phó Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước, trách nhiệm hoàn tiền bồi hoàn của người gây ra oan, sai sẽ căn cứ theo quy định của Thông tư liên tịch số 71/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 9/5/2012 của liên Bộ Tài chính và Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Theo đó, trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày đã thực hiện

Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước quy định cụ thể như sau.

1. Người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây ra thiệt hại quy định tại Điều 26 của Luật này không phải chịu trách nhiệm hoàn trả.

3. Người thi hành công vụ ngoài việc phải hoàn trả khoản tiền quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn phải bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

xong việc chi trả tiền bồi thường cho ông Lương Ngọc Phi, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả để xác định trách nhiệm hoàn trả mức hoàn trả đối với người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.

“Theo quy định của luật bồi thường Nhà nước, mức hoàn trả căn cứ vào việc xác định lỗi cố ý, vô ý do người có thẩm quyền gây ra dựa trên phán quyết của Tòa án Nhân dân”, ông Hưng cho biết.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, 3 năm trở lại đây, chưa có cơ quan có thẩm quyền nào ra quyết định buộc người thi hành công vụ gây oan sai phải có trách nhiệm bồi hoàn.

Người dân hiến kế xử lý oan, sai

Liên quan tới việc sử dụng tiền ngân sách để bồi thường án oan sai, hầu hết các ý kiến phản hồi tới Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đều cho rằng, đây là điều bất hợp lý, cho dù án oan sai xuất phát từ lỗi cố ý hay vô ý của người có trách nhiệm.

Độc giả Lương Tường Vy chia sẻ: “Tiền thuế là tiền mồ hôi công sức của ông, bà, bố, mẹ và cả xã hội đóng góp. Vậy cớ gì lại lấy tiền đó để chi trả cho những sai lầm của những vị quan kia? Ai trong số chúng ta chắc chắn rằng những vị quan kia xét xử những vụ án oan vừa qua là công minh?".

Đồng quan điểm trên, độc giả sua lai tỏ vẻ băn khoăn: “Tại sao lại lấy tiền ngân sách để đền bù? Tại sao lại để người dân phải gánh chịu hậu quả của những người làm việc tắc trách? Ai làm sai người đó phải chịu. Cơ quan nào làm sai cơ quan đó phải chịu.

Đó là điều không phải bàn cãi. Chúng ta chả luôn luôn có câu nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm là gì?", độc giả này chia sẻ.

Trong khi đó, độc giả Tôi là nông dân đưa ra cảnh

Người dân và cán bộ hiến kế xử lý bồi thường oan, sai ảnh 3

Bồi thường án oan, sai không thể theo kiểu "con gà đẻ quả trứng..."

báo, nếu việc đền bù án oan cứ theo kiểu “con dại, cái mang”, sẽ xuất hiện thêm nhiều án oan mới.

“Nếu những cá nhân và tổ chức gây ra oan sai, được Nhà nước đỡ đầu và gánh chịu thay, thì sẽ còn nhiều vụ án oan sai, của những người thiếu trách nhiệm gây ra hậu quả nghiêm trọng trong tương lai…”, độc giả này chia sẻ.

Từ thực tế việc đền bù án oan, sai hiện nay nhiều độc giả "hiến kế" khắc phục tình trạng này.

Độc giả Lô Kiến Thiết cho rằng: “Phải quy trách nhiệm và phân bổ khoản tiền này cùng thời gian tù oan của người bị hại cho các cán bộ thiếu trách nhiệm, buộc họ phải gánh chịu hậu quả. Nếu không còn đâu là công lý? Làm sao ngăn chặn được tệ nạn oan sai.

Người gây ra oan sai phải chịu trách nhiệm về hành vi gây ra cho người khác để họ biết mùi vị mà cải hối, có trách nhiệm hơn.

Mặt khác, nếu không đủ khả năng hoàn trả kinh phí bồi hoàn thì Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát…cũng nên có cơ chế bắt buộc người có thẩm quyền, mua bảo hiểm nghề nghiệp để bù đắp cho những thiệt hại đó. Do vậy, việc đền bù oan sai không thể lãng phí tiền của nhân dân", độc giả Lô Kiến Thiết chia sẻ.

Ông Lương Ngọc Phi được bồi thường hơn gần 23 tỷ đồng vì phải chịu án oan (Báo Giao thông)
Ông Lương Ngọc Phi được bồi thường hơn gần 23 tỷ đồng vì phải chịu án oan (Báo Giao thông)

Độc giả Nguyễn Tư thì cho rằng, phải có chế tài nghiêm khắc với những người thực hiện tố tụng làm oan sai cho người vô tội.

"Quy định đền bù vật chất hay xử lý hình sự phải thật sự nghiêm khắc, sao cho họ (người có trách nhiệm - PV) phải tự lượng sức mình, không làm nổi thì xin nghỉ, xin chuyển việc khác.

Nếu người năng lực yếu thì không nên nhận bổ nhiệm làm Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán...", độc giả Nguyễn Tư đề nghị.

QUỐC TOẢN