Cuộc cách mạng ngành hàng không
Gần 60 năm kể từ khi ngành hàng không Việt Nam ra đời (15/1/1956) và đặc biệt sau khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, thị trường hàng không là cuộc chơi độc quyền của Vietnam Airlines.
Có thể nói đây thời kỳ quá độ của ngành hàng không Việt Nam để rồi sau đó sự xuất hiện của Jetstar Pacific, Air Mekong, Indochina Airlines… Tuy nhiên phải đến khi Vietjet Air chính thức đi vào khai thác, thị trường hàng không mới có sự biến chuyển rõ rệt.
Vietjet mang đến cơ hội bay cho hàng triệu người dân. |
Cho tới trước khi Vietjet tham gia thị trường, Vietnam Airlines đang nắm giữ trên 80% thị phần hàng không, còn lại của các hãng hàng không khác. Điều này dẫn đến hệ lụy trong độc quyền về đường bay, về giá. Yếu tố độc quyền khiến giá vé cao, cơ hội đi lại bằng đường hàng không của nhiều người dân gặp khó khăn hơn.
Ngày 25/12/2011 được xem là mốc son đáng nhớ với Vietjet khi hãng hàng không này đã thực hiện chuyến bay đầu tiên từ Tân Sơn Nhất đi Nội Bài. Bài toán giảm giá thành, chất lượng phục vụ tốt, mở thêm nhiều đường bay, tạo sức sống mới trên thị trường… đã được Vietjet Air giải đáp.
Ngay từ khi ra đời, Vietjet đã khẳng định sứ mệnh “Mang đến ngày càng nhiều cơ hội bay cho người dân trong nước và quốc tế” với hàng triệu vé bay miễn phí giá 0 đồng, vé bay giá rẻ 1.000 đồng, 99.000 đồng… được khuyến mãi.
Đến nay, sau 4 năm ra đời, với hơn 33 đường bay trong nước và quốc tế đến Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Xiêm Riệp, Nhật Bản, Ấn Độ... Vietjet đã và đang phục vụ hơn 13 triệu lượt khách.
Hàng không Việt thời "Ai cũng có thể bay" "Cứ hãng nào giá rẻ, thuận tiện thì hành khách chọn bay thôi" |
Trong đó hàng triệu người lần đầu tiên được đi trên những chiếc máy bay hiện đại, trải nghiệm những dịch vụ hàng không chuyên nghiệp, sáng tạo, độc đáo.
Với sự xuất hiện của Vietjet, phương tiện đi lại bằng đường hàng không đã được phổ cập, mọi tầng lớp người dân đều có thể dễ dàng lựa chọn sử dụng, không còn là phương tiện di chuyển xa xỉ, mà trước đây chỉ những người có thu nhập cao mới tiếp cận được.
Bên cạnh việc "chắp cánh" thêm hàng triệu giấc mơ bay cho người dân, về lĩnh vực kinh tế Vietjet thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Trong năm 2014 doanh thu Vietjet đạt trên 8.100 tỉ đồng, nộp ngân sách và thu hộ các lệ phí đạt trên 1.400 tỉ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, vận chuyển trên 4 triệu lượt khách, với 25.788 chuyến bay an toàn, Hãng đạt doanh thu trên 5.700 tỷ đồng, lợi nhuận đạt kế hoạch đề ra, tỷ lệ đúng giờ đạt 83%. Nhờ đó, Vietjet đã đóng góp 70% vào tăng trưởng vận chuyển hàng không nội địa so với cùng kỳ.
Cùng với việc tạo sức bật trên thị trường hàng không, sự lớn mạnh Vietjet đã giúp thị trường hàng không Việt Nam từ thế độc quyền của Vietnam Airlines, chuyển sang cạnh tranh về cả chất lượng dịch vụ và giá thành.
Điều đáng nói hơn những biến chuyển trên thị trường hàng không, ngân sách do Vietjet mang lại nhà nước không phải bỏ vốn đầu tư. Đây chính là minh chứng rõ nét nhất cho thành công trong chính sách xã hội hóa thị trường hàng không của Chính phủ.
Thay vì nhà nước phải bỏ vốn đầu tư phải tự kinh doanh thì nay tư nhân bỏ vốn, tư nhân đầu tư tự hoạch định kinh doanh nhà nước tạo cơ chế.
Sự thành công của Vietjet cũng thay đổi góc nhìn trên khía cạnh kinh tế vĩ mô bởi trước đây nhiều người nghi ngại, hàng không là ngành đặc thù phải có sự quản lý của nhà nước… Tuy nhiên Vietjet đã chứng minh khi có tạo cơ chế thì hãng hàng không tư nhân làm tốt hơn bởi hệ thống quản trị tốt, bộ máy gọn nhẹ, năng động…
Đầu tư phát triển bền vững
Trong giai đoạn Vietjet Air được cấp giấy phép kinh doanh hàng không, thị trường hàng không Việt Nam chứng kiến 2 hãng hàng không tư nhân khác ra đời đó là Air Mekong và Indochina Airlines. Tuy nhiên chỉ sau thời gian ngắn, trong khi Air Mekong không thể tiếp tục bay vì thua lỗ thì Indochina Airlines thất bại ngay từ đầu.
Thực tế trên đặt ra vấn đề để tồn tại phát triển thành công trên thị trường hàng không, doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển bền vững có nguồn vốn lớn…
Đội tàu bay hùng hậu của Vietjet |
Trong bối cảnh đấy, Vietjet đã chứng minh thực lực khi quyết định ký thỏa thuận nguyên tắc với hãng sản xuất máy bay Airbus đặt hàng tổng cộng 100 máy bay các loại dành cho VietJetAir, trong đó có 62 chiếc đặt mua, 30 chiếc là quyền mua thêm và 8 chiếc thuê với thời gian nhận hàng đến 2022 với tổng giá trị giao dịch theo biểu giá của nhà sản xuất khoảng 9,1 tỷ USD.
9,1 tỷ USD là số tiền không nhỏ nhưng Vietjet khéo léo huy động nguồn vốn trên từ nhiều kênh như tài trợ xuất khẩu tín dụng (tài trợ của các chính phủ cho chương trình mua máy bay), vay các định chế tài chính và ngân hàng nước ngoài, tài trợ dự án và IPO để huy động vốn…
Có nền tảng tài chính và sự hợp tác từ Airbus, lần lượt trong 2 năm 2014 và 2015, Vietjet Air liên tục đón tàu bay thế hệ mới Airbus A320, A321. Hiện hãng có 29 tàu bay A320 và A321 phục vụ 25 đường nội địa và 15 đường quốc tế với tỷ lệ lấp đầy 90%.
Nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của hàng, tại Triển lãm Hàng không quốc tế Paris Air Show diễn ra tháng 6/2015, Vietjet và Airbus đã ký kết hợp đồng đặt mua thêm 6 chiếc máy bay dòng A321 tổng giá trị công bố là 682 triệu Đô la Mỹ.
Để chủ động nguồn vốn phát triển bền vững lâu dài, Vietjet và ngân hàng BNP Paribas (Pháp) đã ký hợp đồng tài trợ tín dụng mua máy bay với gói tín dụng 60 triệu Đô la Mỹ, thanh toán trước khi giao hàng 6 máy bay dòng A320.
Song song với thoả thuận tín dụng, Vietjet cũng đã ký kết gói bảo hiểm cho đội máy bay với giá trị bảo hiểm 1,5 tỷ đô la Mỹ cho năm 2015-2016 qua thu xếp của những tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới Willis Group Holdings plc và JLT Group. Nhà bảo hiểm gốc được chỉ định là Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng công ty bảo hiểm dầu khí (PVI) và Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC).
Cùng với chuẩn bị nguồn lực tài chính, trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên của Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, kỷ niệm 20 năm bình thường hoá quan giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, hãng hàng không thế hệ mới Vietjet và Hãng chế tạo máy bay Mỹ Boeing đã ký kết biên bản hợp tác (“Memorandum of Collaboration” - MOC).
Thỏa thuận hợp tác này là tiền đề cho hai bên tìm hiểu và phát triển hợp tác kinh doanh trong tương lai.
Có thể nói niềm tin từ các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng và công ty bảo hiểm giúp Vietjet có tâm thế và nguồn lực vững vàng, tự tin “đón bầu trời mở”, khát khao thực hiện cuộc cách mạng về phương tiện đi lại, văn minh, hiện đại và tiết kiệm cho người dân Việt Nam, đóng góp phát triển ngành Hàng không Việt Nam vươn tầm quốc tế.