Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 5 tháng 9 dẫn trang mạng "Nihon Keizai Shimbun" Nhật Bản ngày 2 tháng 9 đưa tin, vào cuối tháng 9 tới, Chính phủ Nhật Bản sẽ đưa ra kế hoạch cơ bản về thể chế giám sát biển sử dụng vệ tinh nhân tạo và máy bay không người lái.
Hình ảnh về vệ tinh Daichi-2 Nhật Bản |
Theo bài báo, sớm nhất là trong năm tài khóa 2015, đưa nội dung thử nghiệm thực tế "dùng vệ tinh hiện có cho hệ thống giám sát biển" vào kế hoạch.
Do bị ảnh hưởng từ việc Trung Quốc tăng cường "chiến lược biển" ở biển Hoa Đông và Biển Đông (Trung Quốc ăn cướp, bành trướng theo yêu sách “đường lưỡi bò”), Chính phủ Nhật Bản hy vọng sớm xây dựng thể chế giám sát biển sử dụng vệ tinh.
Theo bài báo, thể chế giám sát tình hình biển từ vũ trụ được gọi là giám sát biển (MDA). Chính phủ Nhật Bản quyết định lấy Cục bảo đảm an ninh quốc gia và Phòng chiến lược vũ trụ làm trung tâm để vận dụng MDA.
Có kế hoạch thông qua MDA tìm kiếm thu thập thông tin liên quan đến bảo đảm an ninh không thể thiếu như các động thái tàu chiến và tàu khả nghi của Trung Quốc xâm nhập vùng biển xung quanh nhóm đảo Senkaku, các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông.
Có kế hoạch viết vào đại cương các thể chế tạo thành MDA như vệ tinh nhân tạo, máy bay không người lái, tàu chiến và tàu khảo sát. Cơ quan nghiên cứu phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) có kế hoạch sớm triển khai thử nghiệm thực tế các vệ tinh như vệ tinh kỹ thuật quan trắc mặt đất Daichi-2.
Nhật Bản mua sắm máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ |
Hiện nay, thể chế giám sát biển sử dụng tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển và máy bay cảnh báo sớm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản được cho là khó mà bao quát được các đảo như nhóm đảo Senkaku và nhóm đảo Ogasawara, không thể tiến hành giám sát theo thời gian thực đối với biển gần (duyên hải) của Nhật Bản.
Có kế hoạch thông qua chia sẻ thông tin giữa vệ tinh nhân tạo và máy bay không người lái (có khả năng hoạt động liên tục và lâu trên không) để thực hiện giám sát theo thời gian thực đối với duyên hải Nhật Bản.
Việc làm này còn có mục đích theo dõi tình hình cướp biển, thảm họa trên biển, buôn lậu trong xuất nhập khẩu và khai thác tài nguyên. Trong tương lai, Nhật-Mỹ sẽ chia sẻ thông tin, nhanh chóng ứng phó với các hành động của các nước như Trung Quốc.
Trong kế hoạch cơ bản về vũ trụ được Chính phủ Nhật Bản xác định vào tháng 1 năm 2015, đối với MDA chỉ cho biết "sẽ tổng hợp các quan điểm trong năm tài khóa 2016, đồng thời phản ánh vào trong kế hoạch liên quan thời gian tới".
Do Trung Quốc tăng cường chiến lược biển (bành trướng, hung hăng hăm dọa), Chính phủ Nhật Bản đã thay đổi phương châm, đổi sang xây dựng trước kế hoạch chỉnh đốn, khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể.
Do vận dụng MDA cần nhiều vệ tinh nhân tạo mới và nhiều máy bay không người lái, cho nên có quan điểm cho rằng, chính thức khởi động sử dụng phải đợi đến sau năm tài khóa 2019.
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. |