Nga-Trung chia nhau thị trường vũ khí Pakistan?
Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 24 tháng 9 dẫn mạng tin tức tổ hợp công nghiệp quân sự Nga ngày 23 tháng 9 đưa tin, theo tiết lộ của báo chí phương Tây, Pakistan có ý định mua máy bay tiêm kích Su-35 của Nga, hơn nữa có thể sẽ ký kết hợp đồng lớn, có thể trở thành hợp đồng có quy mô lớn nhất trong lịch sử hợp tác hệ thống công nghiệp quân sự hai nước Nga-Pakistan.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga bay biểu diễn ở Triển lãm hàng không Moscow (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Trước đây, Pakistan mua loại máy bay chiến đấu tương tự của Trung Quốc, đặc biệt là đã đàm phán vấn đề mua khoảng 30 - 40 máy bay FC-31, loại máy bay chiến đấu này có thể bảo đảm xâm nhập sâu lãnh thổ địch với hành trình cần thiết, hơn nữa cũng trang bị động cơ Nga như máy bay chiến đấu JF-17 mà Không quân Pakistan đã trang bị.
Tổng biên tập Trung tâm phân tích thông tin Cassatt Nga cho rằng, trong bối cảnh phạm vi ảnh hưởng thị trường vũ khí đã được xác định, Nga đã có thể đạt được nhất trí với Trung Quốc, trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật quân sự, nhượng một phần thị trường Pakistan cho Nga.
Nga hy vọng thúc đẩy tiêu thụ vũ khí trên thị trường mới, nhưng quán tính của hệ thống công nghiệp quân sự thường sẽ trước tiên tìm kiếm đơn đặt hàng ở những nước đã từng mua vũ khí cùng loại.
Trong một bài bình luận trên tờ "Kinh tế ngày nay", vị tổng biên tập này cho rằng, chào bán vũ khí cho thị trường mới, đặc biệt là những thị trường do các nhà cung ứng Trung Quốc hoặc Mỹ dẫn đầu là việc làm tương đối khó khăn.
Máy bay chiến đấu Su-35 bay biểu diễn (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Cung ứng máy bay chiến đấu Su-35 cho Pakistan là một việc làm dũng cảm, nếu có thể thành công, sẽ rõ ràng cải thiện vị thế của Nga trên thị trường vũ khí châu Á. Nhưng, trước hết phải tìm hiểu Trung Quốc rốt cuộc có bao nhiêu "hứng thú" đối với việc cho phép Nga tiến vào thị trường truyền thống của họ.
Mọi người đều biết, trang bị của Trung Quốc có những sản phẩm tương tự trang bị của Không quân Nga hoặc là sản phẩm sao chép trực tiếp.
Ngoài ra, ở khu vực hoạt động của Taliban do Pakistan kiểm soát, còn có vấn đề máy bay không người lái Mỹ gây ra rất nhiều sự kiện tai họa, khiến cho dân thường vô tội thiệt mạng.
Trong bối cảnh này, Pakistan mua máy bay chiến đấu Su-35 Nga là để tuyên bố với Mỹ, Pakistan chuẩn bị bảo vệ không phận bên trong của mình, làm dịu dư luận, làm lặng sóng sự bất mãn của người dân đối với hành động của máy bay không người lái Mỹ trong không phận Pakistan.
Hiện nay rất khó nói quy mô mua sắm máy bay chiến đấu Su-35 của Pakistan rốt cuộc như thế nào. Nếu nói là ký kết hợp đồng ngắn hạn trong khuôn khổ phân chia thị trường với Trung Quốc, trấn an dư luận trong nước, thì quy mô mua sắm có thể sẽ không lớn lắm.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga bay biểu diễn (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Nga thông qua Pakistan để đánh động Ấn Độ?
Trang mạng CCTV Trung Quốc ngày 22 tháng 9 cũng có bài viết cho rằng, gần đây có tin cho biết, Nga và Pakistan đang tiến hành đàm phán, Nga có thể bán một lô máy bay chiến đấu Su-35 cho Pakistan.
Theo nhà quan sát quân sự Trung Quốc Phòng Binh, từ góc độ của Pakistan, họ thực sự có nhu cầu mua sắm máy bay chiến đấu tính năng hiện đại, bởi vì dù sao Pakistan cũng có đối thủ đáng gờm ở Nam Á về mặt quân sự, đó là Ấn Độ.
Đối mặt với Ấn Độ, bất kể là lực lượng hạt nhân hay lực lượng thông thường, đặc biệt là trước ưu thế tương đối lớn về hải, không quân của Ấn Độ, Pakistan chắc chắn cần tới máy bay chiến đấu tiên tiến, đều cần tới lực lượng đường không có ưu thế bất kể về số lượng hay chất lượng để chống lại Ấn Độ.
Nhưng, Pakistan sẽ không mua máy bay chiến đấu Su-35, bởi vì Su-35 là máy bay chiến đấu thế hệ 3+ (có cách gọi là thế hệ 4+), giá cả vượt xa máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba hiện nay. Nếu muốn mua Su-35 đắt hơn, mua 1 – 2 chiếc không hình thành được sức chiến đấu, mua nhiều thì ngân sách quốc phòng hiện nay của Pakistan không thể đáp ứng.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga bay biểu diễn (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Việc Pakistan mua máy bay chiến đấu Su-35 là không đáng tin cậy, nhưng quan chức Nga lại đưa ra vấn đề này, theo chuyên gia Phòng Binh, thực ra vấn đề thể hiện ở quan hệ thương mại quân sự giữa Nga-Ấn.
Vũ khí trang bị của Không quân Ấn Độ từ lâu luôn dựa vào Nga/Liên Xô, tại sao bây giờ Nga không lấy vấn đề Su-35 để tác động vào Ấn Độ? Bởi vì, những năm gần đây, quan hệ thương mại quân sự Nga-Ấn đã trượt dốc, chủ yếu thể hiện ở mua sắm vũ khí trang bị của Ấn Độ.
Ấn Độ đã bắt đầu chuyển hướng sang phương Tây, Âu-Mỹ, xu thế này đã đến mức khiến Nga không thể chịu được nữa.
Chẳng hạn, trong 2 năm qua, Không quân Ấn Độ đã mua 10 máy bay vận tải chiến lược C-17 của Mỹ, trị giá 4,1 tỷ USD, ngoài ra còn có một đơn đặt hàng lớn 2 tỷ USD mua 8 máy bay tuần tra săn ngầm P-8I Poseidon. Hơn 6 tỷ USD này nếu mua máy bay chiến đấu sẽ là một đơn đặt hàng lớn đối với Nga.
Thị trường vũ khí truyền thống như Ấn Độ bị phương Tây lấy đi một nửa, sẽ tác động thế nào đối với các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Nga?
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga bay biểu diễn (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Nga những năm trước bán dầu mỏ và khí đốt còn có tiền, kinh phí quốc phòng tương đối thoải mái, nhưng sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng Ukraine, Mỹ và phương Tây tiến hành trừng phạt kinh tế, gây khó khăn lớn đối với Nga.
Để tránh cho các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nga tiếp tục đối mặt với tình cảnh khó khăn sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga tuyệt đối phải ngăn chặn hoặc phải ra tay ngăn chặn xảy ra trường hợp của Ấn Độ.
Theo nhà quan sát Phòng Binh, vũ khí trang bị của Ấn Độ, đặc biệt là vũ khí trang bị công nghệ cao hải không quân bị “Tây hóa” toàn diện là điều không có khả năng lắm.
Tính năng của trang bị phương Tây sẽ chiếm ưu thế một chút so với Nga, nhưng giá cả đắt đỏ, Ấn Độ mua số lượng lớn e rằng sẽ là một việc rất đau đầu. Hơn nữa, chủ thể phi đội hiện có của Ấn Độ là trang bị kiểu Liên Xô, trang bị kiểu Nga, việc xây dựng toàn bộ hệ thống sửa chữa, bảo trì đều là hệ thống của trang bị kiểu Nga.
Trong tình hình này, mua sắm lượng lớn trang bị kiểu Mỹ, kiểu châu Âu có nghĩa là hệ thống không quân Ấn Độ phải xây dựng 2 hệ thống bảo dưỡng, bảo trì hoàn toàn khác nhau, Không quân Ấn Độ phải chăng chấp nhận vấn đề này?
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga bay biểu diễn (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Hơn nữa, Ấn Độ còn phải cân nhắc, nếu bỏ toàn bộ trứng vào một giỏ, đặc biệt là đặt cược vào Mỹ, e rằng trong lòng hoàn toàn không muốn. Pakistan, nước có quan hệ đối đầu với Ấn Độ, chính là một điển hình.
Trước đây, Pakistan đã mua lượng lớn máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ, bàn giao mười mấy chiếc. Bất ngờ, Pakistan có vấn đề khiến cho Mỹ không hài lòng, Pakistan đã phải “ăn quả đắng”.
Ấn Độ cũng là nước lớn rất có chí hướng, họ không dám đảm bảo mình sau này vĩnh viễn đi theo chiếc gậy chỉ huy của Mỹ, cho nên, trong tương lai, mua sắm vũ khí của Ấn Độ là sự lựa chọn “đa dạng hóa”. Đây là sự lựa chọn tất yếu của Ấn Độ, e rằng cũng là sự lựa chọn rất đau đầu.
Su-35 Nga ưu thế hơn F-15 Mỹ?
Tờ tạp chí “Lợi ích quốc gia” Mỹ vừa tiến hành so sánh máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga và Mỹ, mô phỏng tình hình quyết đấu trên không giữa Su-35 và F-15.
Là niềm tự hào của Không quân Mỹ, F-15 đã phục vụ gần 40 năm, mặc dù nó đã được cải tiến nhiều lần, có nhiều phiên bản phái sinh, nhưng sự thực là nó đã “có tuổi”.
Máy bay chiến đấu F-15 Mỹ |
Su-35 thuộc máy bay chiến đấu thế hệ 4++, tính năng của nó hầu như có thể sánh ngang với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, đây là điều mà F-15 Mỹ không thể với tới, bởi vì F-15 không có tính năng siêu cơ động, dù sao tính năng này có thể giúp cho máy bay giữ được khả năng kiểm soát và tính ổn định trong góc độ tấn công cực hạn.
F-15 lại mạnh hơn một chút so với Su-35 ở tốc độ tối đa, đó là 2.650 km/giờ so với 2.500 km/giờ, nhưng, lại lạc hậu nghiêm trọng so với đối thủ về tăng tốc hoặc cộng lực.
Trong chiến đấu thực tế với Su-35, F-15 tỏ ra không nhanh nhạy, không linh hoạt. Điều này chủ yếu là do động cơ AL-41F1S của Su-35 thực sự thuộc động cơ của máy bay thế hệ thứ năm.
Máy bay chiến đấu của Nga và Mỹ trang bị các loại radar khác nhau. Su-35 có radar mảng pha quét điện tử bị động N035 Irbris, F-15 sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động Raytheon APG-63(v)3.
Về bề ngoài, radar của F-15 mạnh hơn, nhưng Su-35 cũng có ưu thế tương đối lớn, đặc biệt là trên phương diện bộ cảm biến bị động và hệ thống radar quang học hồng ngoại.
Cụm tấn công máy bay chiến đấu F-15 Không quân Mỹ |
Có lẽ, ưu thế lớn nhất của Su-35 trước F-15 là thiết bị tác chiến điện tử, ngay cả chuyên gia Mỹ cũng thừa nhận Su-35 có át chủ bài rất rõ ràng, tức là sử dụng hệ thống áp chế điện tử kiểu số hóa, có thể “đánh lừa” tên lửa AIM-120AMRAAM của F-15. F-15 muốn bắn trúng máy bay chiến đấu Nga, có thể cần bắn tên lửa với số lượng nhiều hơn.
Trên thực tế, ở mức độ nhất định, Su-35 có thể nói là “không chê vào đâu được”, ít nhất là trước việc 1 máy bay Su-35 bị 2 phi đội F-15 bao vây.
Số lượng và tính đa dạng của tên lửa (R-27EER, R-27T, RVV-AE, R-73) trong kho vũ khí Su-35 cũng làm cho phi công máy bay chiến đấu Quân đội Mỹ rất đau đầu, hơn nữa, hệ thống bảo vệ đối với tên lửa không đối không của F-15 đã lạc hậu, vì vậy Su-35 chắc chắn có ưu thế rõ rệt so với F-15.
Quân đội Nga đã biên chế 2.250 trang bị trong đó có Su-35
Tờ “Tin tức Trung Quốc” ngày 24 tháng 9 đưa tin, tại hội nghị thường lệ của Ủy ban công nghiệp quân sự Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, bảo đảm tính ổn định kinh tế của các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nga là một nhiệm vụ rất quan trọng.
Máy bay chiến đấu Su-35 biên chế cho Quân đội Nga |
Ông Putin chỉ ra, kế hoạch phát triển lâu dài của Cương yếu vũ khí trang bị quốc gia dựa trên một giá cả cố định, đó là không xảy ra thay đổi trong thời gian thực hiện nhiệm vụ.
Vì vậy, mức độ thực tế của lạm phát tùy thuộc vào tình hình hoàn thành nhiệm vụ thường niên, tức là khi hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của hợp đồng.
Ông Putin chỉ ra, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giảm đi làm cho các doanh nghiệp rơi vào tình cảnh bất lợi. Các doanh nghiệp đã mất đi lợi nhuận vốn có thể dùng để sản xuất, xây dựng, hơn nữa, còn đối mặt với khó khăn về hoạt động tín dụng.
Trong tình hình này, cần đưa ra các biện pháp giải quyết tương ứng để bảo đảm tiến hành cấp phát cân bằng đối với các hợp đồng nhà nước.
Ông Putin còn tiết lộ, Quân đội Nga đã biên chế 2.250 trang bị mới, trong đó có máy bay chiến đấu Su-35S, máy bay trực thăng mới, trạm radar, xe chiến đấu nhảy dù, xe bọc thép bộ binh, xe ô tô, máy bay không người lái.