Hãng tin Central News Agency Đài Loan ngày 3 tháng 10 đưa tin, báo Philippines vừa dẫn lời quan chức cao cấp Mỹ cho biết, Washington trông đợi Manila và Bắc Kinh sẽ tuân thủ kết quả trọng tài của Tòa trọng tài quốc tế đối với tranh chấp Biển Đông.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russell |
Tờ "Philippine Star" dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ông Daniel Russel cho biết, đối với luật pháp quốc tế, Mỹ và cộng đồng quốc tế trông đợi Philippines và Trung Quốc sẽ hết sức tuân thủ nghĩa vụ do Liên hợp quốc đưa ra.
Năm 2013, Manila đệ trình tranh chấp Biển Đông lên Tòa án trọng tài thường trực Liên hợp quốc để phán quyết, Tiểu ban trọng tài 5 người đã được thành lập theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, kết quả trọng tài có thể đưa ra vào nửa đầu năm 2016.
Khi tham dự các hội nghị của Liên hợp quốc ở New York, ông Daniel Russel đã đưa ra phát biểu nêu trên.
Ông đã dẫn lời phát biểu của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình khi thăm Mỹ vào cuối tháng 9, tức là Bắc Kinh cam kết giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng phương thức hòa bình và ngoại giao, hơn nữa sẽ không tiến hành quân sự hóa các đảo ở Biển Đông.
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. |
Ông Daniel Russel cho biết thêm, "Mỹ sẽ triển khai thảo luận chi tiết về công sự ở các đảo trên Biển Đông với Trung Quốc, bảo đảm các công trình trên các đảo liên quan không dùng cho mục đích quân sự".
Trên thực tế, kể cả Trung Quốc không dùng các đảo này cho mục đích quân sự, thì chính việc bồi đắp, xây đảo, xây dựng các công trình trên đó đã là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Hơn nữa, việc các đảo này được sử dụng cho mục đích quân sự đã quá rõ ràng - PV.
Ngoài ra, đảo đá mà Trung Quốc dùng vũ lực ăn cướp của Việt Nam thì không thể dùng cho việc nghĩa – Trung Quốc nói là dùng các đảo nhân tạo cùng công trình ở đó để cung cấp sản phẩm công cho cộng đồng quốc tế - đây là một loại lừa đảo có một không hai, một trò hề, một sự lố bịch đỉnh điểm của thời đại văn minh hiện nay - PV.
Mặt khác, theo tờ "Philippine Star", khi gặp gỡ các Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) gần đây, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gần đây cho biết, Mỹ sẽ không chấp nhận tự do đi lại ở Biển Đông bị hạn chế, "quyền lợi của tất cả các nước đều phải được tôn trọng".
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Chính rất nhiều quan chức bành trướng Trung Quốc cũng đã khẳng định, ngoài mục đích dân sự, sẽ sử dụng các đảo nhân tạo ở Biển Đông cho mục đích quân sự. |
Washington nhiều lần tái khẳng định không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông, nhưng tự do đi lại và tự do bay ở Biển Đông liên quan đến lợi ích quốc gia của Mỹ.
Trong chuyến thăm Mỹ vào cuối tháng 9 vừa qua, khi phát biểu tại cuộc họp báo sau hội đàm với Tổng thống Mỹ Obama, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đại diện cao nhất của Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố “chủ quyền lịch sử” và “bảo vệ chủ quyền” ở Biển Đông, trong khi trên thực tế cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam - PV.
Mạng “Tin tức thế giới” tiếng Trung khu vực Bắc Mỹ ngày 4 tháng 10 cho rằng, vấn đề Biển Đông là một trong nhiều vấn đề còn tồn tại bất đồng trong quan hệ Trung-Mỹ, phát biểu của ông Bình và Tổng thống Barack Obama được cho là “mỗi người một phách”, hai bên còn không ra được Tuyên bố chung như thường lệ.
Theo Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel, “mỗi người một phách” là do chuyến thăm lần này của ông Bình “thiếu thành quả”. Daniel Russel cho rằng, thành quả lớn nhất trong chuyến thăm này là “hai bên có thể trực tiếp nói ra bất đồng”. Nói cách khác là “mỗi người một phách”.
Phát biểu của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tập Cận Bình trong cuộc họp báo chung sau hội đàm ngày 25 tháng 9 năm 2015 được một số phương tiện truyền thông cho là "mỗi người một phách", không khí lạnh nhạt. Hai bên không ra được Tuyên bố chung như thường lệ. |
Ông Daniel Russell nói: “Hai nhà lãnh đạo gặp gỡ ở Washington, điều quan trọng nhất là họ có thể trực tiếp bàn vấn đề. Hai bên đều cố gắng làm việc trong những lĩnh vực bất đồng, bởi vì chúng tôi hoàn toàn không phải điều hòa (reconcile) bất đồng của chúng tôi một cách đơn giản,
trong tương tác Mỹ-Trung đang tồn tại các điểm xung đột quan trọng (friction points) – bất kể là trong vấn đề song phương hay quốc tế, những điểm xung đột này cần được hai bên trực tiếp đưa ra”.
Theo bài báo, nói cách khác, hiện nay, hai bên đều dám công khai bất đồng. Trong khi đó, Trung Quốc tuyên truyền rầm rộ cho chuyến thăm Mhỹ của Tập Cận Bin cùng kết quả đạt được, đã đăng tải 49 thành quả, trong đó đưa “đạt được đồng thuận” về quan hệ nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ lên vị trí đầu tiên - PV.
Trong danh sách kết quả này, hầu như chủ yếu là đạt được các kết quả về quan hệ kinh tế thương mại, biến đổi khí hậu, an ninh mạng, hợp tác trong một số vấn đề toàn cầu - PV.
Có nguồn tin cho biết, Mỹ chuẩn bị điều máy bay, tàu chiến tuần tra khu vực đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng để khẳng định tự do đi lại và tự do bay ở Biển Đông, đồng thời khẳng định với cộng đồng quốc tế rằng, đảo nhân tạo sẽ không có vùng biển chủ quyền 12 hải lý như Trung Quốc tham lam. Tức là Mỹ sẽ đi đầu trong việc phá "giấc mơ" bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, điều này cần chờ quan sát. |
Tuy nhiên, hai bên còn tồn tại bất đồng trên nhiều vấn đề. Trong danh sách thành quả không thấy đề cập đến vấn đề Biển Đông, nhưng hai bên có thỏa thuận ngầm gì với nhau hay không thì còn chưa rõ. Hy vọng rằng, nước lớn nên biết chơi đẹp, không thể chia chác lợi ích trên lưng nước nhỏ - PV.
Ngoài ra, ông Daniel Russell còn điểm lại cam kết do Tập Cận Bình đưa ra trong chuyến thăm Mỹ bà cho biết, Mỹ sẽ “theo sát” các biện pháp cụ thể thực hiện những cam kết này của Trung Quốc.
Điều này bao gồm cam kết của ông Tập Cận Bình đối với vấn đề an ninh mạng và việc Trung Quốc “không có ý định quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông”.
Ông cũng đồng thời chỉ ra, Mỹ không đưa ra lập trường ở Biển Đông không có nghĩa là Mỹ không có quan điểm, “Mỹ không chỉ có, mà còn rất mạnh mẽ”.
Ở Biển Đông, Việt Nam quyết tâm kiên định bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của mình và quyết đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn xâm lược, bành trướng của kẻ thù. |