Ngoại trưởng các nước EU tìm gấp các giải pháp lâu dài cho xung đột Syria

13/10/2015 06:46
Việt Dũng
(GDVN) - Mỹ, EU và Nga phải phối hợp lẫn nhau, nếu không, nhìn từ quan điểm chính trị nhất là quân sự, tình hình có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm.

Tân Hoa xã ngày 13 tháng 10 đưa tin, trong hội nghị tại Luxembourg ngày 12 tháng 10, Ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cho biết, cuộc khủng hoảng Syria đã gây ra thảm họa nhân đạo nghiêm trọng nhất thế giới, giải quyết cuộc xung đột Syria cần gấp phương án lâu dài.

Ngoại trưởng các nước EU họp bàn về cuộc khủng hoảng Syria
Ngoại trưởng các nước EU họp bàn về cuộc khủng hoảng Syria

Hội nghị Ngoại trưởng các nước thành viên EU đã tập trung bàn thảo về cuộc khủng hoảng Syria. Văn kiện thành quả sau hội nghị cho biết, chỉ có tiến trình quá độ chính trị hòa bình, bao dung do Syria chủ đạo mới có thể bảo đảm cho Syria được ổn định, hòa bình và hòa giải, đồng thời tạo môi trường cần thiết cho tấn công có hiệu quả chủ nghĩa khủng bố.

Các Ngoại trưởng EU cho biết, cộng đồng quốc tế cần cùng nỗ lực, một mặt thông qua con đường chính trị giải quyết vấn đề gốc rễ, quan trọng của cuộc xung đột bên trong Syria, thúc đẩy tiến trình quá độ chính trị mang tính bao dung; mặt khác, tấn công có trọng điểm đối với tổ chức cực đoan "Nhà nước Hồi giáo" (IS).

EU sẽ tiếp tục ủng hộ phe đối lập ôn hòa Syria trong đó có liên minh phe đối lập Syria.

Ngoại trưởng các nước EU tái khẳng định, EU hoàn toàn ủng hộ các nỗ lực của Liên hợp quốc trong việc tìm kiếm giải quyết chính trị cuộc khủng hoảng Syria.

Nga triển khai không kích Syria từ cuối tháng 9 năm 2015
Nga triển khai không kích Syria từ cuối tháng 9 năm 2015

Số liệu của EU cho biết, cuộc khủng hoảng Syria đã khiến cho 250.000 dân thường thiệt mạng, 7,6 triệu dân thường lang thang trên lãnh thổ Syria, hơn 4 triệu người tràn sang các nước láng giềng hoặc các khu vực như châu Âu, trở thành người tị nạn.

Đài tiếng nói Đức ngày 12 tháng 10 cũng có bài viết đưa tin, Ngoại trưởng các nước EU đã lên án mạnh mẽ việc Nga không kích các mục tiêu không phải IS ở Syria, đồng thời kêu gọi Nga kết thúc chiến dịch không kích "không chỉ nhằm vào IS", sử dụng vai trò ảnh hưởng đối với Syria để thúc đẩy giải quyết chính trị cuộc khủng hoảng Syria. 

Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng các nước EU cho rằng: "Đối tượng tấn công quân sự của Nga không chỉ giới hạn ở IS và các tổ chức khủng bố khác như nhận định của Liên hợp quốc, tổ chức phe đối lập ôn hòa cũng bị tấn công, điều này gây lo ngại sâu sắc, phải lập tức chấm dứt".

Ngoại trưởng các nước EU còn chỉ ra, việc leo thang hành động quân sự ở Syria có thể làm kéo dài cuộc xung đột Syria, gây trở ngại cho tiến trình chính trị và làm cho tình hình nhân đạo xấu đi, kích động leo thang tình hình.

Thứ trưởng Quốc phòng Saudi Arabia Mohammed bin Salman bin Abdulaziz Al Saud vừa đến Nga, hội kiến với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 11 tháng 10. Tham gia cuộc gặp có Ngoại trưởng và Bộ trưởng Năng lượng Nga.
Thứ trưởng Quốc phòng Saudi Arabia Mohammed bin Salman bin Abdulaziz Al Saud vừa đến Nga, hội kiến với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 11 tháng 10. Tham gia cuộc gặp có Ngoại trưởng và Bộ trưởng Năng lượng Nga.

Cuộc nội chiến Syria kéo dài gần 5 năm, EU không chỉ nỗ lực tìm kiếm các biện pháp giải quyết thống nhất, sau khi rất nhiều người tị nạn tràn vào EU trong năm nay, giải quyết cuộc xung đột Syria cấp bách hơn so với trước đây.

Trọng điểm thảo luận của các nước ở chỗ, làm thế nào để vừa thúc đẩy quá độ chính trị giải quyết căn nguyên xung đột, vừa đánh bại IS bằng hành động quân sự.

Từ khi Nga phát động không kích đối với IS và các tổ chức khủng bố khác ở Syria vào cuối tháng 9, tình hình trở nên phức tạp hơn. Các nước phương Tây cho rằng, mục tiêu tấn công chủ yếu của Nga là tổ chức phe đối lập gây thách thức cho chính quyền Bashar Assad và nhận được sự ủng hộ của phương Tây.

Đặc phái viên ngoại giao EU Federica Mogherini hình dung sự can thiệp của Nga "đã làm thay đổi quy tắc trò chơi", bà cũng thừa nhận tình hình trở nên phức tạp hơn, không thể đơn thuần lấy tốt, xấu để đánh giá.

Bà chỉ ra, Mỹ, EU và Nga phải phối hợp lẫn nhau, nếu không, nhìn từ quan điểm chính trị nhất là quân sự, tình hình có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm.

Đặc phái viên ngoại giao EU Federica Mogherini
Đặc phái viên ngoại giao EU Federica Mogherini

EU kêu gọi Nga kết thúc không kích phe đối lập Syria, định vị lại IS là mục tiêu. Đồng thời, EU còn thúc giục Moscow thúc đẩy chuyển đổi chính trị do Liên hợp quốc đưa ra ở Syria.

Nhưng, đối với việc làm thế nào để triển khai và tiến hành chuyển đổi chính trị, cũng như Tổng thống Bashar Assad nhận được sự ủng hộ của Nga sẽ đóng vai trò thế nào trong đó, nội bộ EU vẫn tồn tại bất đồng ý kiến.

Đức, Tây Ban Nha và Anh cho rằng, Bashar Assad “có thể phát huy vai trò” trong chuyển đổi. Pháp và các nước khác thì kiên trì cho rằng, khi khởi động tiến trình chính trị, Bashar Assad phải ra đi.

Cuối cùng, các nước EU nhất trí đồng ý, “dưới sự cầm quyền của nhà lãnh đạo hiện nay, Syria không thể có được hòa bình vĩnh viễn”, đồng thời hầu như lại giữ thái độ mở đối với vai trò của Bashar Assad trong thời gian chuyển đổi chính trị.

Khi nói về việc Bashar Assad đi đâu về đâu sau khi kết thúc cuộc xung đột Syria, đặc phái viên ngoại giao EU Federica Mogherini cho rằng, điều này cần các bên ngồi xuống bàn đàm phán để thương lượng.

Không quân Nga không kích IS ở Syria
Không quân Nga không kích IS ở Syria

Tuy nhiên, EU hầu như nhất trí cho rằng, trong hành động tấn công IS, Bashar Assad không có vai trò gì, nhưng Nga lại bác bỏ cho rằng, chính quyền Bashar Assad cần tham gia vào tất cả các hành động quân sự tấn công tổ chức cực đoan.

Ngoại trưởng các nước EU kêu gọi các bên có ảnh hưởng trong cuộc xung đột như Chính phủ Syria, khuyến khích triển khai chuyển đổi chính trị, kết thúc vòng tuần hoàn xung đột bạo lực. 

Việt Dũng