Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 14 tháng 10 dẫn tờ tạp chí "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 13 tháng 10 đăng bài viết của chuyên gia quốc phòng Nhật Bản, phân tích về ưu nhược của máy bay chiến đấu chủ lực của hai nước Trung Quốc và Nhật Bản.
Máy bay chiến đấu F-2 Nhật Bản |
Bài viết cho rằng, trong chiến đấu cự ly xa, máy bay chiến đấu F-2 Nhật Bản có ưu thế hơn, có thể bắn tên lửa AAM-4B ở ngoài tầm nhìn, sau đó "xoay người và tăng tốc" rút lui.
Trong khi đó, nếu máy bay chiến đấu J-10 có thể kéo gần khoảng cách tác chiến, thì năng lực tìm kiếm hồng ngoại và bám theo sẽ làm cho máy bay chiến đấu Trung Quốc chiếm ưu thế trong chiến đấu cự ly ngắn.
Điều này có nghĩa là, máy bay chiến đấu J-10 và F-2 đều có ưu thế và hạn chế riêng. Trong tác chiến tầm xa, máy bay chiến đấu F-2 Nhật Bản sẽ làm giảm mạnh không gian sống sót của máy bay J-10 Trung Quốc. Trong tác chiến cự ly gần, tình hình sẽ đảo ngược.
Theo bài viết, tranh chấp chủ quyền đảo ở biển Hoa Đông giữa hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đã dẫn đến đụng độ cự ly gần giữa lực lượng đường không của hai bên.
Máy bay chiến đấu F-2 Nhật Bản |
Những cuộc đụng độ trên không này giữa Không quân Trung Quốc và Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã gây chú ý rộng rãi ở Tây Thái Bình Dương.
Máy bay chiến đấu có ưu thế trên không như Su-27 và J-11 của Trung Quốc và máy bay chiến đấu F-15J Nhật Bản đều được biết tới rộng rãi.
Máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc là loại máy bay chiến đấu đa năng hiện đại đầu tiên của Trung Quốc, phiên bản cải tiến J-10B của nó cũng đã đưa vào hoạt động. Máy bay chiến đấu đa năng F-2 Nhật Bản bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2000.
Máy bay chiến đấu F-2 của công nghiệp nặng Mitsubishi là thành quả của kế hoạch FSX - chương trình máy bay chiến đấu đa năng do Nhật Bản và Mỹ hợp tác phát triển.
Khi đó, máy bay chiến đấu F/A-18 và F-16 đồng thời được đề nghị làm nền tảng để nghiên cứu phát triển, cuối cùng, máy bay chiến đấu F-16 được chọn.
Máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc |
Khi đó, kế hoạch FSX gây nhiều tranh cãi, rất nhiều nghị sĩ Quốc hội Mỹ đều không muốn bán công nghệ máy bay chiến đấu tiên tiến cho Nhật Bản.
Công nghiệp Mitsubishi và Công ty Lockheed Martin hợp tác nghiên cứu phát triển F-2 đã lấy F-16 làm nền tảng, đồng thời đã tiến hành "phóng to" thích hợp. Diện tích cánh máy bay này đã tăng 25%, lắp động cơ GE F110 và radar J/APG-1, đây là loại radar mảng pha quét điện tử chủ động đầu tiên trên thế giới do Nhật Bản nghiên cứu phát triển.
Máy bay chiến đấu F-2 đã trang bị tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại AAM-3 và AAM-5 và tên lửa không đối không dẫn đường radar AAM-4 của công nghiệp Mitsubishi. F-2 còn phụ trách nhiệm vụ chống xâm phạm, lắp 4 tên lửa chống hạm ASM-2.
Máy bay chiến đấu J-10B Trung Quốc |