Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 19 tháng 10 dẫn tờ "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 17 tháng 10 đăng bài viết "Phương Tây làm thế nào đã đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Nga" của nhà nghiên cứu cao cấp Franz-Stefan Gady.
Quân đội Nga tiến hành diễn tập quân sự (ảnh tư liệu) |
Theo bài viết, Mỹ và châu Âu luôn hiểu nhầm cải cách quân sự của Nga, đã đánh giá thấp năng lực của Quân đội Nga. Đây là kết luận trong một báo cáo mới của Ủy ban quan hệ đối ngoại châu Âu.
Đối với điện Krem-li, điểm yếu trong chiến thuật và hành động của Quân đội Nga được thể hiện rõ ràng nhất trong chiến tranh Nga-Georgia năm 2008.
Khi đó, Quân đội Georgia do Mỹ huấn luyện được chứng minh là một đối thủ nhạy bén hơn nhiều và rất có tính tích cực so với dự tính.
Căn cứ vào báo cáo nghiên cứu này của Ủy ban quan hệ đối ngoại châu Âu, do đó, Nga đã bắt đầu cải cách quân đội (diện mạo mới) sâu rộng nhất kể từ thập niên 30 của thế kỷ trước đến nay. Cải cách phân thành 3 phương diện khác nhau rõ ràng:
Một là, cải cách giáo dục nhân viên và cắt giảm quân số nghĩa vụ, nâng cao mức độ chuyên nghiệp hóa. Hai là đơn giản hóa cơ cấu chỉ huy, đồng thời tăng cường huấn luyện, diễn tập, nâng cao trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ba là cải thiện và đổi mới vũ khí trang bị.
Hạm đội Baltic Hải quân Nga tập trận (ảnh tư liệu) |
Mỹ và châu Âu tập trung chú ý chủ yếu vào phương diện thứ ba của cải cách và nơi mà cải cách cơ bản còn chưa hoàn thành, đã coi nhẹ những tiến triển to lớn trên phương diện thứ nhất và thứ hai.
Các nhà quan sát hầu như hoàn toàn không chú ý đến việc Quân đội Nga đã giải quyết được một điểm yếu lớn nhất về biên chế, đã đưa vào một đội ngũ sĩ quan mới được huấn luyện chuyên nghiệp, đã bỏ cấp bậc quân hàm chuẩn úy hiện có. Điểm yếu này của Quân đội Nga có thể truy nguồn gốc từ thời đại Liên Xô và Sa hoàng.
Báo cáo nghiên cứu mới cho biết: "Nga đã lần đầu tiên có một cơ cấu kim tự tháp, cấp cao nhất chỉ có số ít nhà quyết sách, có nhiều sĩ quan phục vụ cho các đơn vị hơn".
Ngoài ra, lương của sĩ quan đã tăng 5 lần, hơn nữa quân đội đã sử dụng phương pháp quản lý hiện đại hơn. Những cải cách này giúp cho tỷ lệ phần trăm quân nhân chuyên nghiệp hóa của Các lực lượng vũ trang Nga gia tăng.
Quân đội Nga tiến hành diễn tập quy mô lớn ở khu vực Viễn Đông (ảnh tư liệu) |
Điều này làm cho Quân đội Nga có thể sử dụng trang bị kỹ thuật tiên tiến hơn (thời gian lính nghĩa vụ quá ngắn, không thể được huấn luyện sử dụng có hiệu quả hệ thống vũ khí tiên tiến) và tăng cường trình độ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng tinh nhuệ (lực lượng nhảy dù, hải quân đánh bộ và đặc nhiệm).
Thể chế giáo dục quân đội cũng đã tiến hành cải cách (một phần dựa vào chế độ giáo dục của Thụy Sĩ và Áo) nhằm thu hút "tài năng lãnh đạo hàng đầu của các nước (phương Tây)". Ngoài ra, đã sử dụng quân phục và trang bị cá nhân mới, tăng cường tinh thần và niềm tin tổng thể cho quân đội.
Phương diện thứ hai của cải cách liên quan đến đơn giản hoá cơ cấu chỉ huy và xây dựng lại lực lượng vũ trang Nga, làm cho nó trở thành đơn vị khá nhỏ và linh hoạt hơn. Cắt giảm 43% quy mô quân đội về danh nghĩa, đổi 23 sư đoàn trước đây thành 40 lữ đoàn "diện mạo mới".
Đã hủy bỏ động viên lực lượng dự bị thực hiện thời đại Liên Xô cũ (triệu tập nhân viên dự bị để có được sức chiến đấu) và đã bỏ mệnh lệnh hành chính không cần thiết.
Hải quân Nga tiến hành diễn tập (ảnh tư liệu) |
Báo cáo nghiên cứu của Ủy ban quan hệ đối ngoại châu Âu cho biết: "Quân khu (mới) được xây dựng thành Bộ tư lệnh Lực lượng liên hợp, hơn nữa số lượng cũng đã giảm đi. Do quân khu hiện nay có thể trực tiếp chỉ huy toàn bộ các đơn vị lục quân, hải quân và không quân trong khu vực do mình quản lý, vì vậy cũng đã giảm cấp bậc trên dưới".
Ngoài ra, số lần diễn tập quân sự đã tăng mạnh, liên tiếp tổ chức các cuộc diễn tập quy mô lớn, kiểm nghiệm trạng thái sẵn sàng chiến đấu của lực lượng nhảy dù và lữ đoàn "diện mạo mới".
Báo cáo nghiên cứu cho rằng: "Mặc dù còn chưa đạt được trình độ sẵn sàng chiến đấu cao như vậy, nhưng đừng quên rằng, trước khi cải cách, một số sư đoàn của Nga trước khi triển khai đến Chechnya, cần chuẩn bị thời gian khoảng 1 năm".
Thành quả của những cải cách này là, Nga có thể duy trì đội hình 40.000 - 150.000 quân làm tốt chuẩn bị chiến đấu liên tục vài tháng ở biên giới Nga-Ukraine, đồng thời đã tổ chức diễn tập quân sự có sự tham gia của 80.000 binh sĩ ở khu vực khác.
Quân khu miền Tây Nga diễn tập (ảnh tư liệu) |
Báo cáo hoàn toàn không chỉ ra 3 phương diện của cải cách quân sự quan trọng của Nga còn lâu mới hoàn thành - nhất là phương diện cuối cùng, đó là đổi mới vũ khí trang bị.
Chính là khi phân tích phương diện thứ ba của cải cách Quân đội Nga, các nhà quan sát phương Tây đã sai lầm, họ nhấn mạnh quá mức đến khó khăn của công nghiệp quân sự Nga trên phương diện sản xuất vũ khí trang bị mới, phỏng đoán cải cách sẽ thất bại.
Theo báo cáo nghiên cứu của Ủy ban quan hệ đối ngoại châu Âu: "Tuy nhiên, đây là hiểu nhầm đối với cải cách quân sự của Nga. Giai đoạn ban đầu hoàn toàn không dự định muốn xây dựng một đội quân có vũ khí trang bị hoàn toàn mới, mà là bảo đảm trang bị hiện có có thể sử dụng bất cứ lúc nào, đồng thời bảo đảm cho quân đội sử dụng trang bị hiện có có sức chiến đấu hơn và chuyên nghiệp hơn" .
Điều này làm cho các nhà phân tích quân sự phương Tây đã đánh giá thấp năng lực quân sự của Nga, đã coi nhẹ một số tư tưởng tác chiến mới của Quân đội Nga, chẳng hạn, Nga kết hợp tuyệt vời giữa phương pháp tác chiến thông thường và phương pháp tác chiến phi thông thường.
Báo cáo nghiên cứu bàn về hành động quân sự mạnh bạo của ông Putin ở Syria, chỉ ra, "họ hoàn toàn chưa sử dụng lực lượng cốt lõi của Các lực lượng vũ trang Nga, cũng không ở trong quy hoạch quân sự lâu dài".
Quân đội Nga tiến hành diễn tập quân sự (ảnh tư liệu) |