Tờ "Asahi Shimbun" Nhật Bản ngày 21 tháng 10 đưa tin, nguồn tin quân đội xác nhận, Quân đội Trung Quốc đang gấp rút đồng thời chế tạo 2 tàu sân bay ở nhà máy đóng tàu Đại Liên và Thượng Hải.
Hình ảnh vệ tinh Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay |
Theo bài viết, sau khi tàu sân bay Liêu Ninh đưa vào hoạt động, Trung Quốc lại nhanh chóng thúc đẩy chế tạo nhiều tàu sân bay nội có thể dùng cho chiến đấu thực tế.
Quân đội Trung Quốc đang không ngừng tăng cường thực lực hải quân để "bảo vệ quyền lợi biển" (bao gồm cả yêu sách bành trướng “đường lưỡi bò”). Đối đầu với Quân đội Mỹ, Trung Quốc coi chế tạo tàu sân bay là "một bước đi quan trọng của hiện đại hóa hải quân".
Theo nguồn tin quân đội, kế tiếp tàu sân bay Liêu Ninh, Quân đội Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay nội đầu tiên ở nhà máy đóng tàu Đại Liên.
Ngày 1 tháng này, tờ "Jane's Defense Weekly" Anh đã đăng hình ảnh vệ tinh tàu cỡ lớn đang chế tạo, bên trên cho thấy, lườn tàu ban đầu và nền tảng thân tàu đang biến thành đầu và đuôi của tàu sân bay.
Hình ảnh vệ tinh Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay |
Nguồn tin quân sự ở Bắc Kinh cho biết, dự tính "sẽ hoàn thành vỏ ngoài thân tàu vào cuối năm". Ngoài ra, theo chuyên gia quân sự và lãnh đạo nhà máy đóng tàu, một chiếc tàu sân bay nội khác đang chế tạo ở bến tàu chuyên dụng tàu sân bay của Công ty TNHH Tập đoàn đóng tàu Giang Nam ở Trường Hưng Đảo, Thượng Hải.
Nghe nói, tàu sân bay này được chế tạo theo phương pháp phân tách thân tàu, sau đó sử dụng cần trục cỡ lớn lắp ráp.
Tờ "Asahi Shimbun" dẫn nguồn tin quân sự Bắc Kinh cho biết, tàu sân bay nội Trung Quốc sẽ trang bị máy phóng điện từ. Như vậy, tàu sân bay sẽ chở nhiều máy bay hải quân hơn.
Dự tính, sau khi chế tạo xong, 2 tàu sân bay sẽ trang bị máy bay chiến đấu J-15, đồng thời triển khai ở quân cảng Tam Á, đảo Hải Nam, thực hiện "nhiệm vụ giám sát" Biển Đông.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc từng đậu ở căn cứ Tam Á, đảo Hải Nam |
Theo bài báo, vào thập niên 80 của thế kỷ trước, trong kế hoạch chiến lược hải quân được Quân ủy quyết định, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc khi đó Lưu Hoa Thanh đề xuất phương châm chế tạo sân bay nội trước năm 2020 để đảm bảo quyền kiểm soát biển trong "chuỗi đảo thứ hai".
Theo phân tích của chuyên gia quân sự, cấp cao Trung Quốc đã kế thừa kế hoạch này. Mặc dù số lượng chế tạo tàu sân bay còn chưa thể biết, nhưng tháng 1 năm 2014, quan chức cấp cao tỉnh Liêu Ninh từng công khai cho biết: "Trung Quốc sẽ phải sở hữu 4 tàu sân bay trở lên".
Theo bài báo, mục đích của Hải quân Trung Quốc là thông qua tăng cường số lượng tàu sân bay để mở rộng vùng biển hoạt động, gia tăng hoạt động quân sự ở Biển Đông, tăng cường ưu thế trong tranh đoạt chủ quyền lãnh thổ với các nước như Philippines.
Điều này có nghĩa là, một trong những mục đích tăng cường phát triển lực lượng tàu sân bay của Trung Quốc là để thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ, bành trướng quân sự ở Biển Đông. Đây là một điều đáng để cộng đồng quốc tế phải cảnh giác và tìm cách ngăn chặn có hiệu quả - PV.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc |