Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 22 tháng 10 dẫn tờ "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 21 tháng 10 đăng bài viết "Trung Quốc đang đánh con bài Nga ở vũ trụ?" của trung tá nghỉ hưu không quân Mỹ Kent Johnson.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-41 Trung Quốc do dân mạng đồn thổi |
Theo bài viết, tháng 8 năm nay, Trung Quốc đã lặng lẽ thử nghiệm một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới (ICBM), lắp 2 đầu đạn "mô phỏng".
Từ năm 2012 đến nay, loại tên lửa có tên là Đông Phong-41 này đã thử nghiệm vài lần. Sở dĩ phải quan tâm đến việc này là do năng lực bắn nhiều đầu đạn của Trung Quốc là sự một tiến bộ khoa học công nghệ rất quan trọng.
Điều đặc biệt nguy hiểm là, sự tăng vọt của tên lửa có lực đẩy lớn nhiều đầu đạn của Trung Quốc sẽ làm cho chúng ta đưa mình vào đường xe tốc hành quay trở lại quá khứ.
Nếu Bắc Kinh tiếp tục làm cho năng lực này ngày càng hoàn thiện và đẩy nhanh thử nghiệm ICBM, sẽ như thế nào? Nếu Trung Quốc quyết định sử dụng động cơ tên lửa đẩy do Nga chế tạo để nâng cấp hoặc tăng cường thực lực bắn ICBM?
Nếu những động cơ này sẽ giúp Trung Quốc có thể đẩy nhanh bắn ICBM và do đó có được sự "đột phá" hoặc "nhảy vọt" không thể thiếu trong chiếm chiếm lấy "điểm cao" vũ trụ?
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-41 Trung Quốc do dân mạng đồn thổi |
Kết quả sẽ phá hoại sự ổn định quân sự và chính trị, thậm chí làm cho các vấn đề phổ biến liên quan đến chống can thiệp/ngăn chặn khu vực của Trung Quốc hiện nay đều không khác gì vấn đề cũ. Nhưng, tình hình có thể đang phát triển theo hướng này.
Nếu Quốc hội Mỹ không có hành động để nhanh chóng làm xoay chuyển xu thế Trung Quốc nhận được động cơ do Nga chế tạo - cho đến trước khi khởi động trừng phạt (đối với Nga), Mỹ còn đang chuẩn bị mua thiết bị loại này,
chúng ta có lẽ sẽ tiếp tục nhìn thấy những động cơ kiểu Nga này, chẳng qua là thông qua góc nhìn khác nhau, bởi vì chúng sẽ cung cấp hệ thống tên lửa đạn đạo mạnh mẽ cho một quốc gia không thân thiện lắm với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.
Trung Quốc không chỉ đã thử nghiệm ICBM mới lắp nhiều đầu đạn, mà còn thực sự đã bắt đầu đàm phán với phía Nga về việc mua sắm động cơ lực đẩy lớn. Một tháng trước, thông tin này đã gây xôn xao dư luận.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-41 Trung Quốc do dân mạng đồn thổi |
Điều đáng chú ý là, Mỹ từng sử dụng loại động cơ này để phóng vệ tinh lên quỹ đạo tầng ngoài, từ vũ trụ trinh sát các hoạt động mặt đất.
Loại động cơ Nga này (được Trung Quốc tìm mua hiện nay) đang "đem lại an ninh quốc gia gấp đôi cho Mỹ" - giúp Mỹ theo dõi chặt chẽ vũ trụ ngăn chặn người khác dùng nó cho các ý đồ thù địch.