Tờ "Đa chiều" ngày 30 tháng 10 đưa tin, sau khi Mỹ điều tàu chiến tuần tra Biển Đông vào ngày 27 tháng 10, Nhật Bản và Australia đều cho biết sẽ không tham gia hành động của Mỹ, còn Philippines cho biết sẽ cung cấp hỗ trợ hậu cần. Mặc dù Mỹ hy vọng các đồng minh có thể tham gia, nhưng đây là một sự lựa chọn khó khăn của họ.
Tàu khu trục lớp Akizuki Nhật Bản theo Quân đội Mỹ đi khắp nơi "chinh chiến" (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc) |
Theo các nguồn tin, hải quân Nhật-Mỹ đã bắt đầu tổ chức diễn tập quân sự liên hợp ở Biển Đông. Nhật Bản cho biết sẽ tham gia hành động giám sát Biển Đông của Quân đội Mỹ, nhưng sẽ không đi vào vùng biển 12 hải lý xung quanh đá ngầm ở Biển Đông - nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp.
Theo mạng tin tức Nhật Bản, ngày 29 tháng 10, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tuyên bố, hải quân Nhật-Mỹ đã bắt đầu tổ chức diễn tập quân sự liên hợp ở Biển Đông. Tham gia diễn tập có tàu hộ vệ Aegis Fuyuzuki của Lực lượng Phòng vệ Biển.
Tàu Fuyuzuki sẽ không đi vào vùng biển 12 hải lý của đá ngầm do Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam và tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp, nhưng “sẽ tham gia hành động giám sát Biển Đông” của Quân đội Mỹ.
"Không loại trừ khả năng ở khoảng cách khá xa, tham gia hành động tuần tra trong vùng biển 12 hải lý của đá ngầm do Quân đội Mỹ sắp tiến hành lần thứ hai để thể hiện quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ, chứng minh tư thế tham gia vấn đề Biển Đông của Nhật Bản trước cộng đồng quốc tế".
Tàu khu trục lớp Akizuki Nhật Bản theo Quân đội Mỹ đi khắp nơi "chinh chiến" (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc) |
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản nhấn mạnh, diễn tập lần này là kế hoạch đã xác định trước, không liên quan đến việc tàu chiến Mỹ đi vào trong 12 hải lý của đá ngầm trên Biển Đông vừa xảy ra.
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 29 tháng 10 cũng cho biết, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tuyên bố, cuộc diễn tập liên hợp ở Biển Đông giữa Nhật-Mỹ diễn ra từ ngày 28 tháng 10 và kéo dài vài ngày.
Tham gia diễn tập gồm có tàu khu trục Fuyuzuki lớp Akizuki Nhật Bản và tàu sân bay USS Theodore Roosevelt Mỹ, tiến hành ở vùng biển phía bắc đảo Borneo. Nội dung huấn luyện là thông tin liên lạc và chuyển binh sĩ lên tàu của đối phương.
Cuộc diễn tập này diễn ra trong bối cảnh tàu chiến Mỹ vừa đi vào 12 hải lý của đá ngầm trên Biển Đông do Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp, tình hình ngày càng căng thẳng.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cho biết, cuộc diễn tập lần này là kế hoạch đã được xác định từ trước, không liên quan gì đến việc tàu chiến Mỹ vừa đi vào vùng biển 12 hải lý của đá ngầm ở Biển Đông.
Tàu khu trục Fuyuzuki lớp Akizuki của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản |
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, tàu khu trục Fuyuzuki vừa hoàn thành tham gia diễn tập quân sự liên hợp giữa ba nước Nhật-Mỹ-Ấn, nó vừa đậu ở cảng Changi, Singapore với tàu sân bay USS Theodore Roosevelt Mỹ.
Theo kế hoạch, tàu khu trục Fuyuzuki Nhật Bản vào ngày 10 tháng 11 sẽ quay trở về cảng Yokosuka, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản.
Theo hãng tin Reuters ngày 29 tháng 10, mặc dù phê phán hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng hải quân Mỹ và các nước châu Âu đều đang tìm cách xây dựng quan hệ với Hải quân Trung Quốc.
Vào thứ Tư, một chiếc tàu hộ vệ Pháp đã đậu ở căn cứ Trạm Giang - một căn cứ chủ yếu của Trung Quốc ở Biển Đông. Nó sẽ tham gia một cuộc diễn tập liên quan đến gặp nhau bất ngờ trên biển.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne ngày 29 tháng 10 cho biết, tàu khu trục HMAS Stuart và HMAS Arunta của Hải quân Australia sẽ tham gia diễn tập quân sự liên hợp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Tàu khu trục lớp Akizuki Nhật Bản theo Quân đội Mỹ đi khắp nơi "chinh chiến" (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc) |
Báo chí Australia cho biết, cuộc diễn tập quân sự liên hợp này sẽ bao gồm diễn tập bắn đạn thật. Ngoại trưởng Australia Julie Bishop ngày 29 tháng 10 phủ nhận Australia sẽ tham gia hành động của Quân đội Mỹ ở Biển Đông, cho biết, hành động của Australia "sẽ không vượt phạm vi hiện có".
Là đồng minh chủ yếu của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hôm thứ Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne đã bày tỏ ủng hộ đối với việc tàu khu trục USS Lassen Mỹ đi vào 12 hải lý đá ngầm ở Biển Đông.
Trước đó, các nước ven Biển Đông như Philippines nhiều lần kêu gọi Mỹ tiến hành tuần tra Biển Đông, nhưng khi Mỹ thực sự đã hành động, ngày 27 tháng 10 đưa tàu đi vào 12 hải lý ở đá ngầm Biển Đông, các đồng minh của Mỹ lại né tránh và không cùng hành động với Mỹ.
Philippines cho biết, sẽ cung cấp hỗ trợ hậu cần cho Mỹ, nhưng, Tổng thống Benigno Aquino hoàn toàn không đưa ra phản ứng rõ ràng đối với việc phải chăng có tham gia tuần tra với Mỹ hay không.
Tàu khu trục lớp Akizuki Nhật Bản theo Quân đội Mỹ đi khắp nơi "chinh chiến" (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc) |
Nhật Bản và Australia cho biết rõ hiện sẽ không tham gia hành động của Mỹ, Hàn Quốc luôn duy trì thái độ thận trọng, cũng không cho biết muốn tham gia hành động của Mỹ.
Trước đó, ngày 12 tháng 6, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ, Đô đốc Harry Harris đã bày tỏ hoan nghênh và trông đợi mạnh mẽ đối với việc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đến Biển Đông tham gia tuần tra.
Đối với vấn đề này, chỉ huy cao nhất của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản Katsutoshi Kawano tháng 7 cho biết, trong tương lai, Nhật Bản có thể tiến hành hoạt động tuần tra cảnh giới ở khu vực liên quan.
Nhưng, ngày 27 tháng 10, quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản lại cho biết: “Chưa chuẩn bị trên phương diện này, cũng không có năng lực và ý định trên phương diện này”.
Tàu khu trục lớp Akizuki Nhật Bản theo Quân đội Mỹ đi khắp nơi "chinh chiến" (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc) |
Theo tuyên truyền của bài báo, khi các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam bận rộn "làm ăn" với Trung Quốc, các nước ASEAN bận rộn tham vấn Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc, Mỹ chủ động "khiêu khích" đã không được các nước phối hợp.
Tờ "The Economist" Anh cho rằng, hành động của Mỹ làm cho các đồng minh Đông Nam Á cảm thấy hài lòng, nhưng không có nước nào nhiệt tình tham gia hành động chống lại Trung Quốc, mà vui hơn khi đặt mình vào sự bảo hộ của Mỹ.
Tờ "Thời báo tài chính" Anh ngày 29 tháng 10 dẫn chuyên gia vấn đề quân sự Singh của Đại học công nghệ Nanyang Singapore phân tích: "Tôi không cho rằng, người Trung Quốc cần rất nhiều cái cớ mới quân sự hóa những đảo này. Tình hình phải chăng leo thang đến nay chủ yếu tùy thuộc vào Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ quan sát tần suất và thời gian liên tục áp dụng loại hành động này của Mỹ cùng với việc các nước khác như Nhật Bản có tham gia hay không".
Tàu khu trục lớp Akizuki Nhật Bản theo Quân đội Mỹ đi khắp nơi "chinh chiến" (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc) |
Trong vài ngày và vài tuần tới, Trung Quốc có thể sẽ thuyết phục các nước châu Á, cho rằng, Mỹ đang "phá hoại" sự ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, còn Trung Quốc nỗ lực cho "giải quyết hòa bình" tranh chấp.
Trung Quốc chủ động đề xuất tổ chức "diễn tập quân sự liên hợp" với các nước Đông Nam Á ở Biển Đông. Bắc Kinh sẽ còn để cho các nước láng giềng biết, tài sản của họ tùy thuộc vào quan hệ với Trung Quốc.
Bất kể là tích cực tham gia tham vấn COC hay hoàn thiện cơ chế giao lưu, hợp tác quốc phòng-an ninh Trung Quốc-ASEAN, lập kế hoạch cùng các nước liên quan tổ chức “huấn luyện liên hợp và diễn tập tìm kiếm cứu nạn liên hợp trên biển đã ngầm cho thấy,
trọng điểm chính sách trong giai đoạn tới của Trung Quốc là dựa vào ‘tư duy song song’ (quan điểm giải quyết vấn đề Biển Đông của Trung Quốc), tăng cường trao đổi với các nước ASEAN, dựa vào ASEAN cùng quản lý, kiểm soát tình hình Biển Đông.
Chính như Trung Quốc có thể mời 10 Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần đầu tiên đến Bắc Kinh tổ chức tham vấn phi chính thức lần đầu tiên, Bắc Kinh thông qua ASEAN quản lý, kiểm soát bất đồng Biển Đông đã ngày càng có tính khả thi, điều này đã không có quá nhiều khoảng trống để Mỹ tận dụng dựa vào khiêu khích”.
Tàu khu trục lớp Akizuki Nhật Bản theo Quân đội Mỹ đi khắp nơi "chinh chiến" (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc) |
Theo bài báo, quan hệ Trung-Mỹ là quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới, tình hình Biển Đông phức tạp hơn nhiều so với vấn đề Đài Loan, vấn đề đảo Senkaku, vấn đề Ukraine. Một khi quản lý, kiểm soát thất bại, hậu quả chỉ có thể gay go hơn.
Những gì tờ “Đa chiều” phân tích nêu trên có phần đúng, việc có tham gia hành động của Mỹ ở Biển Đông hay không đương nhiên sẽ được các nước cân nhắc kỹ lưỡng. Mỹ làm như vậy đương nhiên cũng để triển khai chiến lược khu vực, vì lợi ích của họ. Sự cân nhắc như vậy là điều cần thiết để các nước tối đa hóa lợi ích cho mình, không có là lạ.
Có điều, rõ ràng, Mỹ đã thực sự thách thức yêu sách chủ quyền vô lý mang tên “đường lưỡi bò” (đường chín đoạn) của Trung Quốc ở Biển Đông. Cùng với việc Tòa trọng tài thường trực ở The Hague quyết định thụ lý vụ kiện Biển Đông của Philippines, hành động tuần tra 12 hải lý ở Biển Đông của Mỹ cũng thực sự là một “đòn nặng” giáng vào đầu bọn bành trướng lãnh thổ.
Hơn nữa, các nước đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực đều đã lên tiếng bày tỏ chia sẻ và ủng hộ hoạt động tuần tra 12 hải lý của đá ngầm trên Biển Đông. Còn hành động bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông thì không có nước nào ủng hộ. Những diễn biến tiếp theo còn chờ quan sát.
Tàu khu trục lớp Akizuki Nhật Bản theo Quân đội Mỹ đi khắp nơi "chinh chiến" (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc) |