Defense News ngày 8/11 đánh giá, việc Trung Quốc triển khai (bất hợp pháp) chiến đấu cơ J-11BH/BHS trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) cuối tháng 10, ngay trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông Tập Cận Bình được tiết lộ thông qua hình ảnh đăng trên website chính thức của hải quân Trung Quốc nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của việc hải quân Trung Quốc đang theo đuổi yêu sách (vô lý, phi pháp, bành trướng) ở Biển Đông.
Chiến đấu cơ J-11BH Trung Quốc cất cánh tập trận bất hợp pháp từ đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam trước khi ông Tập Cận Bình thăm chính thức Việt Nam. |
Sự xuất hiện của các chiến đấu cơ tiên tiến trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa đã mở rộng bán kính tác chiến của không quân Trung Quốc thêm 360 km xuống Biển Đông kể từ các căn cứ không quân nước này trên đảo Hải Nam. Vị trí hiện diện mới của J-11BH có thể gây phiền hà cho các máy bay do thám Mỹ như EP-3 Aires và P-8 Poseidon thường xuyên qua lại khu vực này.
Năm 2001, một vụ va chạm giữa máy bay chiến đấu Trung Quốc với chiếc EP-3 Hoa Kỳ làm phi công Trung Quốc tử nạn, EP-3 phải hạ cánh khẩn cấp xuống Hải Nam. Trong năm 2014, một máy bay chiến đấu của Trung Quốc quấy nhiễu một chiếc P-8 gần đảo Phú Lâm buộc Lầu Năm Góc lên tiếng phản đối mạnh mẽ.
Tiến sĩ Bonnie Glaser từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) nhận địn, Trung Quốc đang chứng minh với Mỹ và các bên yêu sách ở Biển Đông, Bắc Kinh rõ ràng có ý định bảo vệ cái gọi là "chủ quyền lãnh thổ" mà họ tuyên bố.
Xa hơn về phía Nam đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam), Trung Quốc cũng đang gấp rút hoàn thành các căn cứ quân sự trên đảo nhân tạo nước này bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Đã có ít nhất 3 sân bay quân sự và cầu cảng đang hình thành trên các bãi đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn, cả 3 đều bị bồi lấp thành đảo nhân tạo (bất hợp pháp) quy mô lớn chỉ trong 2 năm qua.
Ian Storey, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore cho rằng: "Một khi Trung Quốc đã hoàn tất các phương tiện trên đảo nhân tạo bồi lấp (bất hợp pháp) ở Trường Sa, bao gồm đường băng, nhà chứa máy bay và các bể chứa nhiền liệu, chúng có thể sẽ là các căn cứ, hoặc ít nhất là căn cứ cơ bản luân phiên nhau cho các chiến đấu cơ Trung Quốc ở Biển Đông".
Sân bay quân sự trên đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở đá Chữ Thập, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam. |
Paul Giarra, Chủ tịch tổ chức Nghiên cứu chiến lược và biến đổi toàn cầu nói với Defense News: "Máy bay và tên lửa quân đội Trung Quốc đang lan rộng khắp các vùng trên Biển Đông phục vụ cho một số nhiệm vụ quan trọng, gây bất lợi cho Hoa Kỳ cũng như đồng minh, đối tác trong khu vực, đặc biệt là các bên có yêu sách lãnh thổ, hàng hải cũng như các quy định của pháp luật."
Theo Giarra, chiến lược này của Bắc Kinh có 6 yếu tố:
Một là nó củng cố các phương pháp tiếp cận hàng hải (leo thang bành trướng, bất chấp tất cả) của Trung Quốc; Hai là quân sự hóa yêu sách chính trị của Trung Quốc làm cho các bên liên quan khó khăn hơn để bác bỏ chúng một cách hợp pháp; Thứ 3, sẽ khó khăn hơn nhiều trong việc đánh bật Trung Quốc khỏi những thực thể này;
Thứ tư, năng lực quân sự của cá nhân, đơn vị là một phần mạng lưới lớn hơn, kể cả lực lượng cố định lẫn di động của quân đội Trung Quốc trên Biển Đông cũng như ở lục địa; Thứ 5, Các sân bay quân sự Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở Biển Đông mở rộng đáng kể bán kính tác chiến của các máy bay quân sự nước này trên đất liền, đồng thời mở rộng ra các lĩnh vực tiếp liệu, giao lưu quân sự, làm thay đổi đáng kể các "phương trình quân sự".
Thứ 6, động thái này giúp Trung Quốc mở rộng ranh giới phạm vi từ chối tiếp cận/chống tiếp cận, đồng thời tạo ra các phương pháp tiếp cận hàng hải đáng kể cho Trung Quốc dưới sự yểm trợ của quân đội.
Tuy nhiên học giả Đài Loan từ hội đồng Nghiên cứu Chiến lược chiến tranh Alexander Huang cho rằng, nếu Trung Quốc có ý định đặt chiến đấu cơ J-11 trên đảo Phú Lâm quanh năm, nó sẽ là câu chuyển kiểm tra độ ăn mòn khung máy bay, các bộ phận và hệ thống chiến đấu của nó trước khi phân tích về ý nghĩa quân sự của động thái này.
Bonnie Glaser đồng ý với nhận định trên: "Theo hiểu biết của tôi, Trung Quốc chỉ có khả năng triển khai máy bay chiến đấu trong thời gian ngắn ở Trường Sa, bởi không khí biển mặn sẽ tàn phá các máy bay nếu nó thường trú trong thời gian dài." Bà gợi ý, trước các động thái này của Trung Quốc ở Biển Đông, Hoa Kỳ cũng như các đồng minh đối tác trong khu vực cần mở rộng phạm vi hoạt động, phân phối hỏa lực đáng kể cùng hoạt động ngoại vi, kết hợp yếu tố tâm lý và pháp lý của chiến tranh hiện đại trong một chiến dịch tích hợp.