"Obama chống khủng bố kém hiệu quả, nguy cơ lặp lại vụ 11/9"

09/11/2015 09:11
Nguyễn Hường
(GDVN) - Chính sách chống lại mối đe dọa khủng bố kém hiệu quả của Tổng thống Barack Obama có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và sự lặp lại sự kiện ngày 11/9.

Tờ Fox News mới đây dẫn lời cựu chuyên gia phân tích của CIA và hiện là Phó Chủ tịch cao cấp của Trung tâm Chính sách An ninh Mỹ Fred Fleytts cho rằng, chính sách chống lại mối đe dọa khủng bố kém hiệu quả của Tổng thống Barack Obama có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và sự lặp lại sự kiện ngày 11/9.

Theo ông, chính quyền Obama đã công bố hai thay đổi lớn về chính sách trong hai năm qua để đối phó với cuộc khủng hoảng ở Iraq/Syria và các mối đe dọa từ IS.

Chính sách chống lại mối đe dọa khủng bố kém hiệu quả của Tổng thống Barack Obama có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và sự lặp lại sự kiện ngày 11/9. Ảnh Rian.
Chính sách chống lại mối đe dọa khủng bố kém hiệu quả của Tổng thống Barack Obama có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và sự lặp lại sự kiện ngày 11/9. Ảnh Rian.

Sự thay đổi đầu tiên được công bố trong một bài phát biểu của ông Obama vào ngày 10/9/2014 đáp ứng với một loạt cuộc hành quyết của IS với mục tiêu là làm suy yếu và cuối cùng là đánh bại IS.

Tuyên bố cho biết Mỹ sẽ tham gia không kích chống khủng bố tại Iraq và Syria, đào tạo và trang bị cho quân nổi dậy Syria ôn hòa, tăng cường hỗ trợ quân sự cho quân đội Iraq, tăng cường hỗ trợ nhân đạo. 

Tuy nhiên, các chính sách này đã thất bại ngay sau khi nó bắt đầu và gây ra hỗn loạn hơn ở quốc gia này. Các cuộc không kích của Mỹ ở Syria không khiến IS ngừng chiến thắng trên mặt đất. Tại Iraq, IS tiếp tục đánh bại quân đội quốc gia, chiếm nhiều thành phố lớn. 

Sự thay đổi chính sách năm 2014 đã sụp đổ vào mùa thu năm 2015 khi Washington chính thức thừa nhận chương trình đào tạo và trang bị cho quân nổi dậy Syria trị giá 500 triệu USD thất bại.

Ngoài ra, nó còn kéo theo một hệ quả nghiêm trọng khác là khuyến khích các đối thủ của Mỹ như Nga bắt đầu can thiệp vào cuộc chiến chống khủng bố IS, Iran tăng cường hiện diện ở Syria để hỗ trợ chính phủ Bashar al-Assad.

Khủng bố IS. Ảnh Fox News.
Khủng bố IS. Ảnh Fox News.

Những sự kiện Tổng thống Nga Vlaidmir Putin gửi quân tới Syria tham gia không kích; Nga ký thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo với Syria, Iraq, Iran; Iraq đề nghị Moscow hỗ trợ chống khủng bố IS được Fleytts xem là một sự nhạo báng, làm cho nước Mỹ giống như một quốc gia yếu đuối và thiếu quyết đoán. 

Các biện pháp phục hậu quả của sự thất bại trên lại làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn, ông nhấn mạnh. Tổng thống Obama mới đây tuyên bố sẽ gửi khoảng 50 thành viên lực lượng đặc biệt tới Syria để hỗ trợ liên minh Ả Rập và đã thả dù gửi 50 tấn vũ khí cho liên minh này vào cuối tháng 9 để chống lại IS. Nhà Trắng nhấn mạnh rằng động thái này phù hợp với các cam kết trước đó của Mỹ là không tham chiến trên mặt đất.

Nhưng theo New York Times ngày 2/11, liên minh nổi dậy Ả Rập Syria mà Mỹ muốn hỗ trợ không tồn tại độc lập và bị chi phối bởi người Kurd ở Syria, những người theo đuổi mục tiêu chính là thành lập nhà nước tự trị cho họ và ít quan tâm đến việc giải phóng lãnh thổ Syria khỏi IS. 

Hơn nữa, việc Mỹ hỗ trợ cho người Kurd Syria sẽ khiến quan hệ với đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ rạn nứt hơn nữa bởi Ankara xem nhóm người này là tổ chức khủng bố, đe dọa an ninh đất nước. Trong khi đó, sự thay đổi chính sách thứ hai của ông Obama là kêu gọi Tổng thống Assad từ chức và mở các cuộc hòa đàm mới.

Nhưng các cuộc đàm phán tại Vienna tuần qua đưa ra một thông cáo mơ hồ về một lệnh ngừng bắn trong tương lai, một chính phủ chuyển tiếp, một hiến pháp mới và các cuộc bầu cử trong đó Syria sẽ chọn một chính phủ mới. 

Cựu chuyên gia phân tích của CIA và hiện là Phó Chủ tịch cao cấp của Trung tâm Chính sách An ninh Mỹ Fred Fleytts. Ảnh Daily Caller.
Cựu chuyên gia phân tích của CIA và hiện là Phó Chủ tịch cao cấp của Trung tâm Chính sách An ninh Mỹ Fred Fleytts. Ảnh Daily Caller.

Nga và Iran đã bác bỏ các đề xuất của Mỹ, theo đó Assad sẽ từ chức trong vòng 4-6 tháng và cuộc bầu cử quốc gia sẽ được tổ chức trong vòng 18 tháng. Điều này khiến lệnh ngừng bắn trở nên mong manh hơn bởi phần lớn quân nổi dậy Syria không ủng hộ tiến trình hòa bình có ông Assad cầm quyền. 

Sự mâu thuẫn trong cách tiếp cận với vấn đề Syria và Iraq của chính quyền Obama và Lầu Năm Góc đã khiến đồng minh của Mỹ tin rằng chính sách của ông Obama chỉ là nỗ lực để trì hoãn thời gian cho đến khi ông rời ghế Tổng thống và để lại mớ hỗn độn cho người kế nhiệm. 

Liên minh của Mỹ ở Trung Đông đang bị lung lay và tạo ra những khoảng trống quyền lực cho Nga lấp đầy, giúp Moscow củng cố quan hệ với đồng minh Iran và Syria, cải thiện quan hệ với Iraq, Israel và Ai Cập.

Sự kém hiệu quả chính sách chống lại các mối đe dọa khủng bố của Nhà Trắng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Theo tác giả, sự yếu đuối và bất lực của chính sách đối ngoại của Tổng thống Clinton đã khuyến khích "al-Qaeda" tấn công khủng bố nước Mỹ.

Với Tổng thống Obama, làm giảm tín nhiệm toàn cầu của Mỹ có thể thúc đẩy một cuộc tấn công khủng bố thảm khốc như sự kiện 11/9 xảy ra một lần nữa, ông Fleitz kết luận. 

Nguyễn Hường