Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 17 tháng 11 dẫn tờ "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 12 tháng 11 có bài viết cho rằng, hệ thống phóng di động lưỡng dụng "Khoái Châu/Phi Thiên" và hệ thống vệ tinh trinh sát với 138 vệ tinh của Trung Quốc cho thấy, Trung Quốc đang hình thành năng lực tương tự chương trình tấn công nhanh toàn cầu (PGS) của Mỹ.
Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-26 Trung Quốc |
Chương trình PGS Mỹ bắt đầu vận hành từ năm 2001, bao gồm kết hợp sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, đầu đạn siêu thanh và hệ thống trinh sát tiên tiến để thực hiện tấn công chính xác trên phạm vi xuyên lục địa.
Mặc dù năm tài khóa 2016 cấp kinh phí lên đến 78,8 triệu USD, nhưng Mỹ vẫn chưa nghiên cứu phát triển được và triển khai hệ thống PGS.
Nhưng, Trung Quốc đã thử nghiệm hoặc đã bắn thử ở thực địa hệ thống tấn công tên lửa thông thường chính xác tầm xa.
Chúng bao gồm tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D và tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-26, cùng với tên lửa siêu thanh (chao lượn) WU-14 đã bắn thử 5 lần và được phóng bằng tên lửa.
Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-26 Trung Quốc |
Hai việc này cho thấy, Trung Quốc có khả năng đang hình thành năng lực PGS xuyên lục địa.
Một là thử nghiệm ở thực địa máy phóng vũ trụ tốc độ nhanh, nhiên liệu thể rắn, di động dòng Khoái Châu, còn máy phóng vũ trụ Phi Thiên là loại thương mại được phát triển từ Khoái Châu. Điều này đã tạo ra nguồn thứ hai cho tên lửa xuyên lục địa của Quân đội Trung Quốc.
Ngoài ra, hệ thống vệ tinh "Cát Lâm" thương mại cũng cho thấy năng lực PGS của Trung Quốc đang hình thành.
Nhóm vệ tinh "Cát Lâm 1" phóng ngày 7 tháng 10 bao gồm 4 vệ tinh - một chiếc vệ tinh chính nặng 450 kg, tỷ lệ phân giải 0,72 m; 2 chiếc vệ tinh video hình ảnh tinh tế có tỷ lệ phân giải 1,3 m và một vệ tinh thử nghiệm hình ảnh tinh tế.
Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-26 Trung Quốc |
Nguồn tin từ Trung Quốc cho biết, đến năm 2030, hệ thống vệ tinh Cát Lâm sẽ gồm có 138 vệ tinh, tỷ lệ truy cập đạt 10 phút. Dự tính, những vệ tinh này sẽ trở nên nhỏ gọn hơn và có năng lực giám sát với độ phân giải cao hơn.
Quân đội Trung Quốc sẽ tận dụng hệ thống vệ tinh này để hỗ trợ cho hệ thống PGS xuyên lục địa thực hiện đổi mới nhiều mục tiêu.
Xét thấy Đông Phong-21D, Đông Phong-26, hệ thống Khoái Châu và Động Năng-2 đều do Lực lượng Pháo binh 2 Quân đội Trung Quốc kiểm soát, hệ thống PGS tiềm năng với nền tảng là "Khoái Châu 2" có năng lực mạnh hơn rất có thể cũng sẽ được Pháo binh 2 kiểm soát.
Một thách thức tiềm tàng của hệ thống PGS mạnh sẽ là tiến hành truyền theo thời gian thực đối với dữ liệu do hệ thống vệ tinh thu thập.
Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-26 Trung Quốc |
Ngoài vấn đề truyền dữ liệu, PGS Trung Quốc sẽ đối mặt với vấn đề mang tính trình tự giống hệt PGS của Mỹ, đó là bất kể trang bị loại đầu đạn nào, về ý nghĩa chiến lược, phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vốn có tính chất phá hoại sự ổn định.