Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng trầm ngâm: "10 năm trước, khi tôi đưa những hình ảnh chua xót về trẻ em vùng cao dựng lều trọ học quanh các nhà trường, lều của các cháu ềm ệp trong sương muối, gió phất phơ bay qua cũng sập, tôi đã khóc. Nhưng giờ thì tôi không khóc được nữa rồi. Bởi đi tỉnh miền núi nào tôi hầu như cũng gặp cảnh đó".
Dự án “Bữa cơm có thịt” mà Báo điện tử Giáo dục Việt Nam thực hiện đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của dư luận. Nhân sự việc này, Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - cây phóng sự nổi tiếng đất Bắc đã chia sẻ với Báo Giáo dục Việt Nam những kỷ niệm thắt lòng và những trăn trở về cuộc sống thiếu thốn đến khó tin của những đứa trẻ vùng cao.
Chua xót quá! Trường khang trang nhưng HS vẫn phải dựng lều để ởPV: Là một nhà báo từng gắn bó với nhiều vùng cao xa xôi trên dải đất hình chữ S, anh có thể chia sẻ với độc giả GDVN một số hình ảnh, câu chuyện về sự khó khăn, thiếu thốn đến khó tin của các em học sinh vùng cao?Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Là người tử tế nên họ rất thiết tha với số phận buồn thảm của những đứa trẻ vùng cao. Sau khi chứng kiến tận mắt cuộc sống của các cháu, họ đang vận động các tấm lòng hảo tâm dang tay giúp đỡ những đứa trẻ này. Điều đó làm tôi cảm động, trân trọng. Tuy nhiên, điều đó cũng làm tôi áy náy vì tôi thấy rằng, những người ấy chưa thật sự lăn lộn ở vùng cao nên họ còn ngạc nhiên và sửng sốt trước những điều trông thấy. Lẽ ra chúng ta phải biết kỹ, biết rõ hơn hiện thực này từ rất lâu rồi. 10 năm trước, khi tôi đưa những hình ảnh chua xót về trẻ em vùng cao dựng lều trọ học quanh các nhà trường, lều của các cháu ềm ệp trong sương muối, gió phất phơ bay qua cũng sập, tôi đã khóc. Nhưng giờ thì tôi không khóc được nữa rồi. Bởi đi tỉnh miền núi nào tôi hầu như cũng gặp cảnh đó. Không phải là trơ lỳ cảm xúc, mà là nỗi đau nó đi đến chỗ không đau hơn được nữa.
Nhà báo Đỗ Doàn Hoàng |
Tôi tự hỏi, cái mồm các cháu khác cái mồm của con tôi ư? Đôi mắt các cháu là đôi mắt không phải của thiên thần bé ư? Tại sao chúng ta cam phận để những điều đó diễn ra. Cách đây vài năm, khi VTV phát trực tiếp chương trình "Vì người nghèo" đêm 31/12, tôi và biên tập viên Nguyễn Mỹ Linh của Đài đã khóc ngon lành trên sóng Quốc gia. Bên cạnh là đồng chí Nguyễn Minh Triết, đồng chí Phạm Thế Duyệt và nhiều đồng chí khác. Xa xa là nhiều triệu khán giả nước nhà. Tôi đi mấy chục mái trường để làm phim, ở đâu cũng chỉ có tuổi thơ không biết đến thịt, trứng, sữa, chỉ có cơm trắng và rau xanh. Tôi tự hỏi, điều đó là bình thường ư? Nếu thế thì đầu óc và tâm hồn chúng ta đã…không bình thường. Tôi đã hạ một câu như thế.
Những đứa trẻ ở Điện Biên |
Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng |
Rồi khi ra khỏi khán phòng, tôi ăn cắp một quả chuông đồng người ta làm để rung lên, lắc lên đánh tín hiệu mỗi khi có người ủng hộ tiền xây trường cho các cháu. Bây giờ tôi vẫn giữ quả chuông đó, để nhớ về hơn 2,5 tỷ đồng mà chúng tôi vận động được để xây trường cho các cháu trong buổi đó. Tôi nhớ có doanh nghiệp ô tô xe máy ủng hộ đến 500 triệu đồng. Vừa rồi vào Nậm Kè, Mường Nhé, Điện Biên, tôi choáng váng vì sự rách nát của lều trọ học. Các cháu nằm úp thìa lên nhau, lớp học cũng hổng hoác tre nứa. Đi Mường Tè cũng vậy. Lên Cao Bằng cũng vậy. Sang Mèo Vạc cũng vậy. Cái đau của tôi nó dồn đến chỗ: tính phổ biến “chuyện thường ngày trên cả nước” của tình trạng này mới là cái đau hơn. Vừa rồi đi một tỉnh miền núi (năm 2011), tôi bất bình đến mức khủng khiếp, khi được biết: nhà nước xây trường to lắm, cao lắm, chỉ giáo viên ở và dạy học thôi, còn con cháu người bản xứ cứ dựng lều ven trường mà ở. Điện ở trường lớp sáng choang, chả dùng cũng cứ bật, tiền chùa mà. Còn các cháu, nép lều vào trường, cứ đèn dầu mà học. Có cháu, dùng đèn pin để học bài, đèn dầu để học bài. Chỉ thiếu có đèn đom đóm như ông trạng Nguyễn Hiền năm xưa! Chua xót quá bạn ạ. Tôi muốn lột da cái anh giáo viên, cái anh cán bộ xã để tình trạng đó xảy ra.
PV: Với vai trò của một người cầm bút, anh đã làm được gì để giúp đỡ những đứa trẻ nghèo đó?Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Ngoài những chương trình "Vì người nghèo" như đã nói ở trên, tôi còn lên tivi vận động đồng bào cả nước, trong nước và quốc tế chúng tay giúp đỡ các cháu. Tôi đã viết thư gửi các doanh nghiệp nhân chuyện những mái trường chỉ biết có cơm rau (đăng trên các báo giới doanh nhân hay đọc). Tôi đã in sách những tác phẩm đó để mong nó đến tay thật nhiều người. Tôi đi xây trường, bàn cách quản lý tiền xây trường cho tử tế. Tôi còn làm gì hơn được nữa???
PV: Với vai trò của một người cầm bút, anh đã làm được gì để giúp đỡ những đứa trẻ nghèo đó?Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Ngoài những chương trình "Vì người nghèo" như đã nói ở trên, tôi còn lên tivi vận động đồng bào cả nước, trong nước và quốc tế chúng tay giúp đỡ các cháu. Tôi đã viết thư gửi các doanh nghiệp nhân chuyện những mái trường chỉ biết có cơm rau (đăng trên các báo giới doanh nhân hay đọc). Tôi đã in sách những tác phẩm đó để mong nó đến tay thật nhiều người. Tôi đi xây trường, bàn cách quản lý tiền xây trường cho tử tế. Tôi còn làm gì hơn được nữa???
Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng |
Nhưng ngẫm lại, tụi nhỏ miền núi còn... sướng hơn thành phố!
PV: Hiện tại vẫn có những nơi chỉ cần có 2000 đ/ngày cho mỗi em (bằng giá một cốc trà đá ở các đô thị) là các em học sinh đã có thịt trong các bữa ăn. Thế nhưng ước mơ giản dị đó vẫn không thể thực hiện được. Anh có thấy lo lắng khi những mầm non, những chủ nhân của đất nước trong tương lai đang được nuôi nấng, học tập trong một điều kiện thiếu thốn đến tận cùng như thế?Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Tôi đứng trên giảng đường khá nhiều trường đại học với tất cả tâm huyết của mình. Tôi làm báo 15 năm rồi. Công dân Hà Nội hẳn hoi. Nhưng con tôi đi học vẫn bị người ta hành xử nhẫn tâm vô cùng. Họ bảo phải chạy tiền mới được đi học đúng cái trường ở gần nhà, trường cách nhà tôi 500m (đúng tuyến). Bằng chứng là phải bỏ tiền ra thật (xin lỗi tôi đã làm việc phạm pháp là đút lót). Rồi năm học đến, lúc tổng kết, 100% học sinh được học sinh giỏi tất, cô giáo bảo, làm như thế để đẹp lý lịch cho các cháu. Con tôi về, bảo con chả học làm gì nữa bố ạ, đằng nào cũng giỏi rồi. Họ xây chung cư cạnh nhà tôi, lấn hết chỗ học của con cháu tôi (xây chung cư chen vào khu dân cư, nhưng không xây điện đường trường trạm đủ phục vụ nhu cầu cho người mới đến). Giáo viên cũng theo đó mà tha hóa. Tôi xem VTV1, thời sự 19h, đồng chí Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội có nói là phấn đấu vài năm nữa, Hà Nội đủ trường tiểu học, mầm non gì đó cho các cháu. Than ôi, bấy giờ thì con tôi đã hết tiểu học rồi! Và họ chiếu hình ảnh trường Thành Công ở cách trụ sở Đài Truyền hình Việt Nam vài trăm mét đường chim bay. Đó là nơi bà con xếp hàng thâu đêm suốt sáng, bắc thang lên trèo tường, đút lót chạy chọt để có chỗ cho con cái đi học. Đấy, nếu so sánh thế, trẻ em vùng cao, được cô giáo lên nương gọi về đi học, được nhà nước cấp gạo cho bố mẹ khi nhiệt tình cho con đến lớp…, có khi các cháu sướng hơn con tôi ở giữa lòng Hà Nội. Chúng ta ứng xử như vậy, để rồi chúng ta cứ hồn nhiên đặt quá nhiều kỳ vọng vào các cháu mai sau ư? PV: Để những học sinh nghèo vùng cao được cải thiện cuộc sống, theo anh Chính phủ, các cơ quan chức năng hữu trách và mỗi người chúng ta cần phải làm gì?Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Làm thế nào ư? Vấn đề là ta có làm hay không thôi, chứ bản thân sự thực đã bày ra câu trả lời phải làm thế nào rồi mà. Có chuyện này tôi xin mở ngoặc, ngành giáo dục, ở vùng cao, rất nhiều tiêu cực. Giáo viên bi đát chạy chuyển vùng, chạy vào biên chế. Tâm lý của họ bất ổn, tiêu cực lắm. Tôi đang điều tra một đường dây "chạy" trong các thầy cô như vậy. Mà không chỉ một đường dây, chuyện cực kỳ phổ biến.PV: Xin cảm ơn anh!
PV: Hiện tại vẫn có những nơi chỉ cần có 2000 đ/ngày cho mỗi em (bằng giá một cốc trà đá ở các đô thị) là các em học sinh đã có thịt trong các bữa ăn. Thế nhưng ước mơ giản dị đó vẫn không thể thực hiện được. Anh có thấy lo lắng khi những mầm non, những chủ nhân của đất nước trong tương lai đang được nuôi nấng, học tập trong một điều kiện thiếu thốn đến tận cùng như thế?Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Tôi đứng trên giảng đường khá nhiều trường đại học với tất cả tâm huyết của mình. Tôi làm báo 15 năm rồi. Công dân Hà Nội hẳn hoi. Nhưng con tôi đi học vẫn bị người ta hành xử nhẫn tâm vô cùng. Họ bảo phải chạy tiền mới được đi học đúng cái trường ở gần nhà, trường cách nhà tôi 500m (đúng tuyến). Bằng chứng là phải bỏ tiền ra thật (xin lỗi tôi đã làm việc phạm pháp là đút lót). Rồi năm học đến, lúc tổng kết, 100% học sinh được học sinh giỏi tất, cô giáo bảo, làm như thế để đẹp lý lịch cho các cháu. Con tôi về, bảo con chả học làm gì nữa bố ạ, đằng nào cũng giỏi rồi. Họ xây chung cư cạnh nhà tôi, lấn hết chỗ học của con cháu tôi (xây chung cư chen vào khu dân cư, nhưng không xây điện đường trường trạm đủ phục vụ nhu cầu cho người mới đến). Giáo viên cũng theo đó mà tha hóa. Tôi xem VTV1, thời sự 19h, đồng chí Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội có nói là phấn đấu vài năm nữa, Hà Nội đủ trường tiểu học, mầm non gì đó cho các cháu. Than ôi, bấy giờ thì con tôi đã hết tiểu học rồi! Và họ chiếu hình ảnh trường Thành Công ở cách trụ sở Đài Truyền hình Việt Nam vài trăm mét đường chim bay. Đó là nơi bà con xếp hàng thâu đêm suốt sáng, bắc thang lên trèo tường, đút lót chạy chọt để có chỗ cho con cái đi học. Đấy, nếu so sánh thế, trẻ em vùng cao, được cô giáo lên nương gọi về đi học, được nhà nước cấp gạo cho bố mẹ khi nhiệt tình cho con đến lớp…, có khi các cháu sướng hơn con tôi ở giữa lòng Hà Nội. Chúng ta ứng xử như vậy, để rồi chúng ta cứ hồn nhiên đặt quá nhiều kỳ vọng vào các cháu mai sau ư? PV: Để những học sinh nghèo vùng cao được cải thiện cuộc sống, theo anh Chính phủ, các cơ quan chức năng hữu trách và mỗi người chúng ta cần phải làm gì?Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Làm thế nào ư? Vấn đề là ta có làm hay không thôi, chứ bản thân sự thực đã bày ra câu trả lời phải làm thế nào rồi mà. Có chuyện này tôi xin mở ngoặc, ngành giáo dục, ở vùng cao, rất nhiều tiêu cực. Giáo viên bi đát chạy chuyển vùng, chạy vào biên chế. Tâm lý của họ bất ổn, tiêu cực lắm. Tôi đang điều tra một đường dây "chạy" trong các thầy cô như vậy. Mà không chỉ một đường dây, chuyện cực kỳ phổ biến.PV: Xin cảm ơn anh!
Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng |
Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng |
Trong thời gian tới, báo Giáo dục Việt Nam vẫn tiếp tục là nhịp cầu nối giữa các nhà hảo tâm và các cháu học sinh nghèo Suối Giàng nói riêng, các cháu nhỏ vùng cao nói chung. Chúng tôi sẽ tiếp tục sứ mệnh của mình, đi khắp mọi nơi trên đất nước này để san sẻ tình yêu thương cho những em học sinh nghèo, có cuộc sống éo le đang cần được giúp đỡ.
Mọi tấm lòng hảo tâm xin được gửi về: Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, số 147 phố Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. Số tài khoản: 0541101464009, Ngân hàng Quân đội MB Thăng Long Điện thoại: 0983. 290 677 Trận trọng cảm ơn! Báo điện tử Giáo dục Việt Nam |
Nguyễn Thắng (thực hiện)