Thời báo Hoàn Cầu ngày 4/12 đưa tin, Quốc hội Mỹ rất quan tâm đến tình hình phát triển từ trước đến nay của Hải quân Trung Quốc, hàng năm đều cho cơ quan nghiên cứu công bố báo cáo cập nhật tình hình về vấn đề này.
Hình ảnh Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay trong báo cáo của Mỹ |
Website của Học viện Hải quân Mỹ ngày 2/12 đã đăng báo cáo "Hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc: ảnh hưởng đối với năng lực của Hải quân Mỹ - tài liệu bối cảnh và các vấn đề cung cấp cho Quốc hội" do Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ công bố vào ngày 23 tháng 11 năm 2015.
Báo cáo này do chuyên viên vấn đề hải quân Mỹ Ronald O'Rourke viết, trong đó phân tích hiện trạng và tương lai của Hải quân Trung Quốc với số lượng trang bị cụ thể.
Theo đó, Trung Quốc đang xây dựng một lực lượng hải quân hiện đại và mạnh mang tính khu vực, nhưng sự tăng trưởng năng lực nhanh chóng của họ làm cho năng lực hành động của họ đã vượt ra ngoài vùng biển ven bờ Trung Quốc.
Có nhà quan sát cho rằng, thực lực hải quân đang được Trung Quốc tăng cường trong thời chiến sẽ tạo ra mối đe dọa cho việc kiểm soát, hiện diện của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên Hải quân Mỹ đối mặt với thách thức như vậy kể từ Chiến tranh Lạnh đến nay.
Số lượng tàu khu trục Trung Quốc trong báo cáo của Mỹ, trong đó hàng dọc cuối cùng là tổng số tàu khu trục cộng lại. Như vậy, đến năm 2015, Hải quân Trung Quốc có tổng cộng 20 tàu khu trục, trong đó có 4 tàu khu trục lớp Sovremenny mua của Nga, 2 tàu khu trục Type 052A, 1 tàu khu trục Type 051B, 2 tàu khu trục Type 052B, 6 tàu khu trục Type 052C, 2 tàu khu trục Type 051C, 3 tàu khu trục Type 052D. |
Những nhà quan sát này cho rằng, năng lực của Hải quân Trung Quốc sẽ trở thành một nhân tố mới nổi quan trọng để Trung Quốc thách thức Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Mỹ làm thế nào để ứng phó với các nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc trong đó có hiện đại hóa hải quân - sẽ là vấn đề quan trọng trong kế hoạch quốc phòng của Mỹ.
Báo cáo chỉ ra, công tác hiện đại hóa của Hải quân Trung Quốc bao gồm một loạt trang bị vũ khí và chương trình mua sắm, bao gồm tên lửa đạn đạo chống hạm, tàu ngầm, tàu chiến mặt nước, máy bay và hệ thống C4ISR.
Công tác hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc còn bao gồm cải thiện bảo trì và hậu cần, tố chất nhân viên, giáo dục, đào tạo và huấn luyện.
Số lượng tàu ngầm Trung Quốc trong báo cáo của Mỹ. |
Chuyên gia cho rằng, hiện đại hóa của Hải quân Trung Quốc còn có xử lý vấn đề yêu sách "chủ quyền" mà nước này đưa ra ở các vùng biển như eo biển Đài Loan, Biển Đông (dùng vũ lực hậu thuẫn cho yêu sách "đường lưỡi bò") và biển Hoa Đông.
Đồng thời chiến lược này còn mang chức năng bảo vệ "vùng đặc quyền kinh tế trên biển" và tuyến đường thương mại trên biển của Trung Quốc trong các hoạt động quân sự ở nước ngoài. Hơn nữa, nó còn có mục tiêu tạo sức ảnh hưởng thay thế Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương, đưa Trung Quốc trở thành "nước lớn" mang tính khu vực và lực lượng chính của thế giới.
Trung Quốc hy vọng năng lực quân sự của họ có thể tiến hành “ngăn chặn khu vực/chống can dự” mạnh, từ đó có thể ngăn chặn Mỹ can thiệp vào các cuộc xung đột ở eo biển Đài Loan và khu vực "biển gần" Trung Quốc.
Số lượng tàu hộ vệ Trung Quốc trong báo cáo của Quân đội Mỹ. |
Ngoài ra, nhiệm vụ của Hải quân Trung Quốc còn có hành động an ninh hàng hải (bao gồm chống cướp biển), hỗ trợ cho việc rút người Hoa khi cần thiết, tiến hành các hành động như cứu trợ nhân đạo và cứu nạn.
Báo cáo đã đưa ra nhiều bảng biểu để chứng minh cho sự tiến triển trong hiện đại hóa vũ khí của Hải quân Trung Quốc, bao gồm tình hình phát triển tàu ngầm, tình hình phát triển tàu sân bay, tình hình phát triển tàu khu trục, tàu hộ vệ của Trung Quốc.
Báo cáo cũng đã liệt kê tình hình phát triển của Cảnh sát biển và các tàu chiến mặt nước khác của Trung Quốc.
Báo cáo rất quan tâm đến sự phát triển của tàu sân bay Trung Quốc, không nhưng đã quan tâm đến tàu sân bay Liêu Ninh, mà bức vẽ thi công tàu sân bay nội lan truyền trên mạng Trung Quốc cũng được đề cập tới trong báo cáo.
Ngoài ra, báo cáo cũng để ý tới sự phát triển của một số vũ khí không phải chủ lực như trên phương diện máy bay không người lái.
Số lượng tàu chiến của Hải quân Trung Quốc trong báo cáo của cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ. Nhìn vào báo cáo này thì đến năm 2015, Hải quân Trung Quốc sở hữu 5 tàu ngầm hạt nhân, 53 tàu ngầm thông thường, 1 tàu sân bay, 21 tàu khu trục, 52 tàu hộ vệ, 15 tàu hộ vệ hạng nhẹ, 86 tàu tên lửa, 29 tàu đổ bộ, 28 tàu quân sự khác. |