Còn "hoàng hôn nhiệm kỳ" thì biên chế càng muốn giảm càng ...phình to

05/01/2016 07:04
QUỐC TOẢN
(GDVN) - Cần công khai, minh bạch, có sự giám sát, gắn trách nhiệm người đứng đầu, trong việc thực hiện tinh giản biên chế.

Càng giảm lại càng… phình to

Tinh giản biên chế trở là vấn đề nhận được sự quan tâm của dư luận trong thời gian qua. Thực tế sau nhiều năm thực hiện việc tinh giản, số lượng biên chế không giảm mà còn tăng thêm. 

Hôm 29/12, phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến của

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định về kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan hành chính nhà nước khác ở Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong 7 năm (2015-2021) và từng năm, trong đó phải xác định tỷ lệ tinh giản biên chế tối thiểu là 10% biên chế của từng bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...

Chính phủ với các tỉnh thành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ lo ngại về việc số lượng cán bộ công chức, viên chức ngày càng gia tăng, trong khi chúng ta vẫn đang tiến hành các biện pháp để tinh giản biên chế.

Người đứng đầu Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ rõ những khiếm khuyết trước vấn đề nói trên. Trong đó có thực trạng giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp nhưng không phê duyệt số biên chế cụ thể nên ai muốn tăng lên bao nhiêu thì tăng.

“Xin lỗi các đồng chí, có một số đồng chí sắp nghỉ hưu, các đồng chí tăng lên quá trời, có nơi nghe tăng lên 200”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Về việc này, theo cách lý giải của ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hóa, trong bài phỏng vấn trước đó, đây là một dạng tham nhũng chính sách.

Loại tham nhũng này được biểu hiện dưới nhiều hình thức như đề bạt, bổ nhiệm cán bộ ồ ạt trước khi về hưu… để trục lợi hoặc trả ơn người khác. 

Đây cũng là lần đầu tiên người ta được nghe Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến nhắc tới khái niệm hết sức văn chương, lãng mạn, “chuyến tàu vét”, hoàng hôn nhiệm kỳ”, để nói về loại tham nhũng này.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Giảm được biên chế là tốt, nhưng chưa chắc đã vui, nếu việc tinh giản không đúng đối tượng. Đây cũng là điều mà không ít Đại biểu Quốc hội lo lắng có tiêu cực trong việc thực hiện đề án.

Ở đó, người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bị đưa vào diện… tinh giản biên chế. Trong khi những đối tượng yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ hay “công chức cắp ô” thì vẫn được giữ lại.

Điều này đã được Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn thẳng thắn nhìn nhận trong cuộc trao đổi với báo chí hôm 15/12/2015, về việc có tiêu cực trong việc tinh giản biên chế.

“Một số người được đánh giá phân loại là hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ hoặc có trình độ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm mà vẫn bị đưa vào diện tinh giản biên chế”.

Quan trọng vẫn là vai trò của người đứng đầu

Đánh giá chung về đề án tinh giản biên chế, hôm 4/1, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (đoàn Hà Nội) cho rằng đây là chủ trương đúng đắn, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy công quyền.

“Việc nuôi quá nhiều công chức sẽ nảy sinh sự lãng phí tốn kém về ngân sách, có khi là cả sự không hiệu quả trong công việc”, Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An nhận định.

Theo Đại biểu Bùi Thị An, để việc tinh giản biên chế đem lại hiệu quả, trước mắt, cần ra soát tổng thể, công khai minh bạch chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí tại cơ quan công quyền…

“Vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta phải  xây dựng quy trình chặt chẽ, và thực hiện đúng. Tức là phải làm rõ vị trí này cần bao nhiêu người? khả năng đáp ứng công việc ra sao? Đây là cơ sở để giám sát, đánh giá cụ thể những người làm được việc, người nào không hoàn thành nhiệm vụ để đào thải. 

Tránh trường hợp làm ôm đồm, cứ thể tuyển và bổ nhiệm cán bộ vào những vị trí không cần thiết. Tôi tin nếu thực hiện cụ thể giải pháp này, việc tinh giản biên chế theo đề án có thể thực hiện được”, Đại biểu Bùi Thị An cho biết.

Về việc giám sát quá trình thực hiện tinh giản biên chế, Đại biểu Bùi Thị An cho rằng: “Cần xác định cơ chế giám sát cho hiệu quả, chứ không phải giám sát chung chung.

Các Bộ, Ngành trực thuộc quản lý của đơn vị cấp trên phải thực hiện báo cáo quy trình thực hiện, kết quả tinh giản biên chế để đánh giá tính nghiêm túc, hiệu quả của việc thực thi đề án.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội Vụ Nguyễn Tiến Dĩnh (ảnh: Chinhphu.vn).
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội Vụ Nguyễn Tiến Dĩnh (ảnh: Chinhphu.vn).

Đồng quan điểm trên, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội Vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, cần công khai, minh bạch, có sự giám sát, gắn trách nhiệm người đứng đầu, trong việc thực hiện tinh giản biên chế.

“Vừa rồi trong báo quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, đã nói rõ đối tượng tinh giản biên chế phải là người không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm... 

Hiện nay nhiều Bộ, ngành, địa phương đã có chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai công việc này.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội Vụ nhấn mạnh tới vai trò của người đứng đầu đơn vị trọng việc thực hiện tinh giản biên chế.

"Phải thực hiện giám sát tinh giản biên chế một cách chặt đúng quy định. Vấn đề vẫn là việc giao quyền cho thủ trưởng đơn vị trong việc đánh giá, xếp loại cán bộ công chức.

Theo đó, lãnh đạo đơn vị phải công tâm, khách quan, gương mẫu, không vì hiềm khích riêng tư mà đưa ra quyết định không đúng quy định. 

Mặt khác, nếu người đứng đầu không làm đúng phải có chế tài xử lý. Muốn áp chế tài cơ quan cấp trên phải hướng dẫn chi tiết cụ thể cũng như giám sát quá trình làm tránh giảm sai người không đáng phải giảm.

QUỐC TOẢN