Kem đánh răng
Có nhiều loại kem đánh răng chứa sodium lauryl sulfate, dùng thường xuyên sẽ khô môi, kích ứng da.
Nếu bạn bị tình trạng này, hãy hạn chế sử dụng kem đánh răng hoặc thay tuýp kem đang dùng bằng một loại khác an toàn hơn.
Thở bằng miệng
Khi thở bằng miệng, không khí vào cơ thể qua khoang miệng khiến môi bị mất nước. Để khắc phục, nên dùng kem làm mềm môi và tránh thở bằng miệng.
Thời tiết hanh khô
Thời tiết mùa đông thường hanh khô. Ngoài ra, không dùng khẩu trang che mặt khi có gió to cũng khiến môi dễ bị nứt nẻ.
Da quá mẫn cảm
Nếu da môi mẫn cảm với niken, bạn không nên để môi tiếp xúc với các vật kim loại như muỗng, dĩa để tránh bị nứt nẻ môi.
Thiếu hoặc thừa vitamin
Một số vitamin có tác dụng bảo vệ môi như vitamin A, B, C, B2, E… Nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều vitamin A lại gây ra tác dụng phụ làm môi nứt nẻ.
Đặc biệt vào mùa đông thời tiết hanh khô, lượng vitamin A và B2 đưa vào cơ thể không đủ thường khiến môi nứt nẻ rất khó chịu.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số thành phần của thuốc có thể khiến bạn bị khô môi.
Cách để tránh khô môi:
Uống nhiều nước
Môi là cơ quan phản ánh tình trạng lượng nước trong cơ thể thiếu hay đủ. Nếu cơ thể được cung cấp đủ nước thì môi sẽ không bị khô và nứt nẻ.
Không liếm hoặc bóc da môi
Liếm môi là hành vi nhất thời giúp môi mềm mại, sau đó nước sẽ bốc hơi nhanh làm môi khô hơn. Bóc da hoặc cắn môi chỉ làm tình trạng môi khô càng thêm trầm trọng, thậm chí gây nên viêm loét.
Dùng kem làm mềm môi
Nên dùng kem có thành phần làm mềm tự nhiên chứa vitamin E, glycerol… Hạn chế dùng son môi vì sẽ làm môi khô hơn sau khi ngưng sử dụng. Nên thoa một lớp kem dưỡng môi trước khi dùng son.
Dưỡng môi hàng ngày
Mỗi ngày nên thoa mật ong hoặc tinh dầu có tác dụng dưỡng môi như dầu ôliu, dừa, hạnh nhân, dầu jojoba…