Hàn Quốc cân nhắc triển khai THAAD
Tờ JoongAng Ilbo Hàn Quốc ngày 30/1 cho hay, Seoul cân nhắc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD, nhưng chỉ triển khai hệ thống radar TBR, chứ không triển khai hệ thống radar FBR để rút ngắn bán kính tác chiến của THAAD từ 2.000 km xuống còn 600 - 800 km.
Mục đích của hành động này là để “không kích động Trung Quốc”. Có điều, trên thực tế bất luận là hệ thống TBR hay FBR, nó đều là radar AN/TPY-2 của Mỹ.
Một quan chức Hàn Quốc giấu tên cho biết: "Hiện nay Chính phủ đang nghiên cứu phương án làm sao để vừa không kích động Trung Quốc, vừa đảm bảo khả năng phòng thủ hiệu quả trước mối đe dọa tên lửa Triều Tiên".
Hiện nay Hàn Quốc đang lo ngại về vấn đề chi phí. Để trang bị một tiểu đoàn THAAD, Seoul phải bỏ ra khoản chi phí khoảng 2.000 tỷ won. Mỹ muốn triển khai 1 tiểu đoàn ở Hàn Quốc với điều kiện Seoul tự gánh chi phí
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD Mỹ |
Trung Quốc trước đó từng cho rằng, Hàn Quốc cho phép lực lượng đồn trú Mỹ ở Hàn Quốc triển khai hệ thống THAAD sẽ "hại người, không có lợi cho mình". Bởi vì, hệ thống THAAD không hề tốt hơn Patriot hiện có trong việc đánh chặn tên lửa tầm ngắn của CHDCND Triều Tiên.
Phía Bắc Kinh lập luận, hệ thống THAAD cũng rất khó giúp Mỹ dò tìm được tên lửa xuyên lục địa từ Trung Quốc bay tới lãnh thổ Mỹ, bởi vì những tên lửa này sẽ không bay qua Hàn Quốc.
Có thể nói, triển khai THAAD ở Hàn Quốc có ý nghĩa lớn nhất là trợ giúp dò tìm tên lửa tầm trung bay về phía Nhật Bản, trong khi đó điều này không hề có ý nghĩa đối với bản thân Hàn Quốc. Việc triển khai THAAD lại gây ảnh hưởng tới quan hệ Trung-Hàn, Chính phủ Hàn Quốc coi trọng điều gì thì phải xem xét sự lựa chọn đó của họ.
Trung Quốc sẽ trả đũa nếu Hàn Quốc cho Mỹ triển khai THAAD
Trung Quốc và Nga phản đối Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc với lý do hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu Mỹ tiếp tục mở rộng. Điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình chiến lược của khu vực Đông Bắc Á.
Ngày 30/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho hay, Trung Quốc có lập trường nhất quán, rõ ràng trong vấn đề phòng thủ tên lửa. Bất kỳ nước nào khi tìm kiếm an ninh của mình đều cần cân nhắc lợi ích an ninh của các nước khác và hòa bình, ổn định khu vực. Tình hình bán đảo hiện nay rất nhạy cảm, hy vọng các nước liên quan xử lý thận trọng vấn đề liên quan.
Hoa Xuân Oánh - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc |
The Korea Times ngày 28/1 đưa tin, Trung Quốc thậm chí đe dọa, nếu Hàn Quốc cho phép Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc thì Trung Quốc sẽ sử dụng các biện pháp kinh tế để trả đũa.
Viện nghiên cứu Sejong ở Seoul, Hàn Quốc đã phỏng vấn hơn 10 chuyên gia Trung Quốc, sau đó đưa ra báo cáo cho rằng, cùng với phương thức giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên rơi vào bế tắc, hiện nay, Trung Quốc ngày càng không còn tin cậy Hàn Quốc.
Một số chuyên gia Trung Quốc thậm chí cho rằng, nếu Hàn Quốc triển khai hệ thống THAAD thì kinh tế Hàn Quốc sẽ bị tổn thất to lớn.