Người ta có thể bỏ tiền túi để tặng quà thì sao?

17/02/2016 08:59
QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)
(GDVN) - Đó là câu trả lời của ông Phạm Trọng Đạt khi được hỏi tại sao có nhiều tin tố cáo tặng quà Tết nhưng chưa phát hiện ai có vi phạm.

LTS: Cơ quan có thẩm quyền chưa phát hiện trường hợp sử dụng tiền, tài sản công không đúng quy định, trong đó có việc tặng và nhận quà... không đúng quy định trong dịp tết Bính Thân.

Những báo cáo sạch liên quan tới vấn đề tham nhũng nói trên có vẻ trái ngược với những gì chúng ta nghe khi tham nhũng vẫn được cơ quan chuyên trách đánh giá là nghiêm trọng, phức tạp, thậm chí đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Để làm rõ hơn vấn đề này, hôm 16/2, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ).

PV: Thưa Cục trưởng, công tác phát hiện, xử lý việc biếu, nhận quà tết trái quy định trong thời gian vừa qua được thực hiện thế nào?

Cục trưởng Phạm Trọng Đạt: Trước tết Nguyên Đán Bính Thân, Cục chống tham nhũng đã công bố đường dây nóng, tiếp nhận tố cáo việc biếu, nhận quà tết trái quy định.

Bên cạnh đó, Cục đã có văn bản đề nghị các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… nắm tình hình và báo cáo những trường hợp sử dụng tài sản công không đúng quy định (nếu có).

Riêng Cục chống tham nhũng, đơn vị đã tiếp nhận được 156 nguồn tin tố giác tham nhũng trong dịp tết, trong đó có 66 nguồn tin có liên quan đến việc tặng quà, nhận quà sai với quy định cùng nhiều nguồn tin tố cáo tiêu cực khác.

Cục trưởng Cục chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt (ảnh của Báo Lao động).
Cục trưởng Cục chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt (ảnh của Báo Lao động).

Kết quả báo cáo cho thấy, cơ quan có thẩm quyền chưa phát hiện trường hợp sử dụng tiền, tài sản công không đúng quy định, trong đó có việc tặng và nhận quà...

Cần phải nói thêm rằng, những báo cáo này dựa trên cơ sở chỉ đạo của cơ quan chống tham nhũng.

Từ đó, các đơn vị có liên quan trực tiếp xem xét, xác minh, báo cáo các hành vi vi phạm tại đơn vị mình (nếu có).

Mặt khác, trong quá trình tiếp nhận nguồn tin người dân tố cáo vi phạm, cơ quan có liên quan đã xác minh, nhưng chưa phát hiện dấu hiệu tham nhũng, trong đó có việc tặng, nhận quà tết.

Bản thân ông có tin vào những báo cáo “sạch” tham nhũng, trong đó có việc tặng, nhận quà tết sai quy định này không?

Cục trưởng Phạm Trọng Đạt: Thông tin tố giác hành vi vi phạm liên quan tới tham nhũng thì nhiều, trong đó không ít thông tin là có cơ sở.

Tuy nhiên, việc xác minh tính xác thực của thông tin đòi hỏi quá trình thẩm tra của cơ quan nhà nước.

Từ đó mới có thể kết luận được việc tặng, nhận quà hay các hành vi tiêu cực khác liên quan tới tham nhũng là đúng hay sai quy định.

Cần phải nói thêm rằng, để chứng minh được hành vi tặng, nhận quà trái quy định cũng không phải chuyện dễ dàng. 

Người dân có thể phát hiện hành vi tặng, nhận quà biếu dịp tết. Nhưng biết đâu đó, món quà đó là sự thể hiện tình cảm cá nhân, không vi phạm quy định. Hoặc người ta có thể bỏ tiền túi để tặng quà thì sao?

Còn việc truy món quà đó có dùng tiền ngân sách hay

Người ta có thể bỏ tiền túi để tặng quà thì sao? ảnh 2

Vì sao danh sách "chưa-không tham nhũng" tiếp tục dài ra?

không lại là một chuyện khác, mắt thường khó mà nhận biết được.

Theo đó, để thông tin tố cáo có cơ sở về việc tặng, nhận quà sai quy định, người dân cần cung cấp thêm bằng chứng cụ thể.

Xin nhắc lại, trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm, cơ quan quản lý cũng phải vào cuộc để thẩm định, xác minh, xử lý theo đúng quy định của pháp luật, chứ không thể thấy cứ tặng quà, nhận quà thì cho là vi phạm.

Nếu chỉ căn cứ theo thông tin tố giác rồi đưa ra kết luận hành vi tặng, nhận quà tết là vi phạm thì vội vàng, không chính xác.

Mặt khác, từ kết quả trên, chúng ta cũng nên tin tưởng, tôn trọng cơ quan quản lý trong việc đưa ra những thông tin (báo cáo) về việc tặng, nhận quà tết trái quy định tại đơn vị do họ quản lý.

Có trường hợp người dân phát hiện hành vi vi phạm của cán bộ nhưng không tố cáo?

Cục trưởng Phạm Trọng Đạt: Trong trường hợp này, cán bộ công chức công tác tại cơ quan hành chính nhà nước là người nắm rõ hơn ai hết về việc tặng, nhận quà trái quy định.

Có thể họ có tham gia vào một trong các khâu khi thực hiện quy trình rút ruột ngân sách, tặng, nhận quà tết trái quy định.

Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó (do nể nang nhau,

Người ta có thể bỏ tiền túi để tặng quà thì sao? ảnh 3

"Có dấu hiệu tham nhũng vụ định mua tàu cũ Trung Quốc"

hoặc vì lợi ích chung của cơ quan, tập thể) nên người ta không dám tố cáo hành vi vi phạm.

Có trường hợp người ta biết việc sử dụng ngân sách làm quà tết là vi phạm nhưng không dám tố cáo hành vi tham nhũng vì sợ trù úm.

Việc xác, kết luận tố cáo cũng đòi hỏi có sự thận trọng, bởi nó có thể ảnh hưởng tới sự nghiệp của một cá nhân chứ không đùa được đâu!

Theo ông, làm thế nào để việc phát hiện, xử lý các hành vi liên quan tới tham nhũng được thực hiện có hiệu quả hơn trong thời gian tới?

Cục trưởng Phạm Trọng Đạt: Chúng tôi là cơ quan quản lý nhà nước về phòng chống tham nhũng, do đó, đơn vị rất cần những ý kiến phản hồi của người dân liên quan tới vấn đề tiêu cực của cán bộ.

Mặt khác việc lập đường dây nóng tố cáo tham nhũng nhằm mục đích để người dân có thể sử dụng để góp ý cho cơ quan chức năng những giải pháp về công tác phòng chống tham nhũng chứ đâu riêng gì tố cáo tội phạm tham nhũng.

Căn cứ vào tình hình thực tế và những góp ý xác thực của người dân, cơ quan có thẩm quyền sẽ đề nghị để sửa, bổ sung luật phòng chống tham nhũng trong thời gian tới...

Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)