Inquirer ngày 21/2 dẫn lời Tư lệnh Bộ Tư lệnh Miền Tây Philippines cho biết, quân đội nước này đã lên kế hoạch cho một "kịch bản tồi tệ nhất" và giám sát chặt chẽ việc Trung Quốc triển khai (bất hợp pháp) tên lửa HQ-9 ở đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam).
Dân Philippines cầm theo mô hình tên lửa Trung Quốc đến biểu tình phản đối trước tòa lãnh sự quán nước này, yêu cầu Trung Quốc ngừng gây hấn ở Biển Đông, ảnh: Reuters. |
Quân đội Philippines đã chuẩn bị cho điều "tồi tệ nhất"
Hôm Thứ Sáu, Bộ Ngoại giao Philippines cũng lên án động thái này của Bắc Kinh và cho rằng, nó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình vốn đã căng thẳng trong khu vực. Phó Đô đốc Alexander Lopez cho biết, mặc dù quân đội Philippines chưa báo động sẵn sàng chiến đấu, nhưng đã theo dõi chặt chẽ và liên tục mọi diễn biến của tình hình.
"Quân đội đã có kế hoạch cho trường hợp xấu nhất trong các tình huống cụ thể, binh sĩ sĩ quan Bộ Tư lệnh Miền Tây đều sẵn sàng cho tình huống này", ông Lopez cho biết. Bộ Tư lệnh Miền Tây có trụ sở tại thành phố Puerto Princesa, đảo Palawan, có trách nhiệm bảo vệ khu vực Philippines yêu sách trên Biển Đông.
Nhắc lại mối lo ngại của chính phủ Philippines về việc Trung Quốc triển khai HQ-9 ở Phú Lâm, Hoàng Sa, Phó Đô đốc Alexander Lopez nói: "Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh khu vực. Trung Quốc đã quân sự hóa khu vực này. Chúng tôi nhận được các cảnh quay thực tế từ khu vực này, cả video và ảnh chụp...để thiết lập hồ sơ về những gì thực sự có".
Bộ Ngoại giao Philippines cũng nói, hành động này của Trung Quốc ở Hoàng Sa rõ ràng đã vi phạm DOC, làm xói mòn lòng tin và làm trầm trọng thêm căng thẳng.
Giáo sư James Holmes từ Học viện Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ. Ảnh: The Diplomat. |
Còn theo bình luận của Giáo sư James Holmes từ Học viện Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ trên trang cá nhân tờ Reuters 19/2, HQ-9 là loại tên lửa "em họ" S-300 của Nga có sự kết hợp công nghệ từ tên lửa Patriot mà Trung Quốc thu được từ Israel sau Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất. Trung Quốc là trùm ăn cắp bí mật công nghệ quân sự nước ngoài.
Nhưng sẽ là sai lầm nếu xem việc triển khai (bất hợp pháp) HQ-9 ở Phú Lâm là một hệ thống vũ khí hoạt động độc lập. Chắc chắn 16 quả tên lửa Trung Quốc đặt ở Phú Lâm cũng tạo thành một lực cản mạnh đối với không quân các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.
Mục tiêu của Làu Bát Nhất không chỉ dừng lại ở đó, mà họ muốn dựng lên hàng loạt cụm tên lửa dày đặc chống hạm, máy bay và tên lửa bao trùm khu vực Trung Quốc xem là của riêng họ. Tên lửa đất đối hạm mà Trung Quốc triển khai dọc bờ biển phía Đông Nam hay tên lửa trên tàu ngầm nước này đã có thể tấn công các mục tiêu trên toàn Biển Đông.
Bởi vậy, việc Trung Quốc triển khai HQ-9 ở Phú Lâm hay tới đây có thể là Vành Khăn và một số bãi cạn khác sẽ tạo ra mạng lưới phòng không dày đặc. Tàu hoặc máy bay nước ngoài đi qua khu vực Trung Quốc thiết lập "vùng cấm" bất hợp pháp sẽ phải đối diện với nhiều mối đe dọa hơn.
Bằng cách này, Trung Quốc sẽ khẳng định cái gọi là "chủ quyền lãnh thổ" mà không cần chiến tranh, chỉ cần kiểm soát vật lý với các thực thể, vùng biển và bầu trời (bất hợp pháp bằng quân sự). Nếu điều này xảy ra, nó sẽ cho phép Bắc Kinh phong tỏa toàn bộ tuyến hàng hải huyết mạch trọng yếu đi qua Biển Đông.
Do đó, để đáp trả thách thức từ việc Trung Quốc triển khai HQ-9 ở Phú Lâm, Hoa Kỳ và các đồng minh, đối tác châu Á phải chứng minh rằng họ có thể thực hiện các quyền tự do hàng hải bất chấp các nguy cơ tồi tệ quân đội Trung Quốc có thể nhắm vào.
Cũng cần phải chứng minh cho Trung Quốc thấy, HQ-9 hay vũ khí gì đi nữa mà Trung Quốc thiết lập (phi pháp) ở Biển Đông cũng có thể bị tiêu diệt. Chỉ có như vậy mới có thể ngăn chặn những hành vi sai trái của Trung Quốc.