Trước khi chỉ trích học trò thì giáo viên cần nhìn lại trách nhiệm của mình

29/02/2016 07:33
Đỗ Tấn Ngọc
(GDVN) - Đáng buồn, trong giáo giới hiện nay, nhiều giáo viên rất bảo thủ, trì trệ, giỏi lý sự, hay đùn đẩy trách nhiệm, lỗi lầm cho học sinh và người khác.

LTS: Quý độc giả đang theo dõi bài viết của thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc, thầy mạnh dạn chỉ ra những yếu kém ở một bộ phận giáo viên hiện nay là nguyên nhân khiến chất lượng giáo dục tụt hậu. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 


Đầu năm học, nhà trường giao chỉ tiêu về học lực khá sát với thực tế nhưng cuối học kỳ, cuối năm vẫn hụt chỉ tiêu nhưng nhiều giáo viên không chịu nhận trách nhiệm về mình mà đổ nguyên nhân là do học sinh yếu kém, lười học, ham chơi, kêu than rằng giáo viên hết cách.  

Nói chuyện với đồng nghiệp, họp hội trong nhà trường, thầy cô toàn kể tội học trò thế này, thế nọ. Sản phẩm giáo dục là của mình tạo ra chẳng lẽ người thầy cô giáo vô can? 

Trước khi chỉ trích học trò thì giáo viên cần nhìn lại trách nhiệm của mình (Ảnh minh họa từ Giáo dục và thời đại)
Trước khi chỉ trích học trò thì giáo viên cần nhìn lại trách nhiệm của mình (Ảnh minh họa từ Giáo dục và thời đại)

Khi Ban giám hiệu  trao đổi, phân tích thì mấy giáo viên lý sự: “Mấy thầy cô trong lãnh đạo nhà trường, mỗi tuần dạy có vài tiết thôi, làm sao nắm bắt hết tình hình, chất lượng học tập của các em ở từng lớp được.”  

Có giáo viên không thể đảm nhận công tác chủ nhiệm, năm nào phân công chủ nhiệm là y rằng lớp đó đổ bể, sản sinh nhiều học sinh cá biệt, quậy phá. 

Nhưng lại không chịu nhận hạn chế, yếu kém về cách thức, phương pháp giáo dục, quản lý chủ nhiệm cố hữu của bản thân mình mà luôn than vãn: “Tôi chẳng may, nhận phải những lớp yếu, nhiều học sinh cá biệt mới ra nông nỗi như vậy, ai mong muốn đâu.” 

Trước khi chỉ trích học trò thì giáo viên cần nhìn lại trách nhiệm của mình ảnh 2

Tại sao giáo viên không thiết tha với phong trào thi giáo viên giỏi?

(GDVN) - Theo thường lệ, năm nào các trường cũng tổ chức thi giáo viên giỏi để có nguồn dự thi ở cấp cao hơn như huyện thị, tỉnh (thành phố).

Cũng lớp đó, năm sau, giao cho giáo viên khác chủ nhiệm, mọi cái đều thay đổi, chuyển biến tốt, cuối kỳ, cuối năm học thành tập thể lớp tiên tiến, lớp toàn diện. 

Điều này chứng tỏ, vai trò quản lý, phương pháp tổ chức điều hành của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng, học sinh ngoan hay hư, tập thể lớp tốt hay xấu đều do “cái uy” của thầy, cô giáo.  

Đáng buồn, trong giáo giới hiện nay, nhiều giáo viên rất bảo thủ, trì trệ, giỏi lý sự, hay đùn đẩy trách nhiệm, lỗi lầm cho học sinh và người khác. 

Thời gian qua, chất lượng dạy- học của môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông được giới chuyên môn và dư luận đặc biệt quan tâm, trước thực trạng, nhiều học sinh phổ thông hẫng hụt kiến thức, có tâm lý thờ ơ, chán ghét khi học Lịch sử- môn học hồn cốt của dân tộc, cha ông. 

Vậy nguyên nhân của nó từ đâu và lỗi chính tại ai? 

Theo tôi, có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu thuộc về đội ngũ thầy cô giáo dạy môn Lịch sử. 

Rõ ràng, chất lượng giáo viên dạy Sử đang có vấn đề. Tuyển sinh đầu vào thấp (thường thấp nhất các ngành trong trường sư phạm), cách đào tạo còn lạc hậu, thiếu sàng lọc, đủ năm, đủ tháng đều tốt nghiệp ra trường cả. 

Thời gian học sư phạm và dạy học môn Lịch sử lại thiếu hẳn đi niềm đam mê, đam mê đọc sách Sử, đam mê trải nghiệm, đam mê nghiên cứu…thì mãi mãi chỉ là “thợ dạy”. 

Trước khi chỉ trích học trò thì giáo viên cần nhìn lại trách nhiệm của mình ảnh 3

Giáo viên chủ nhiệm có vai trò gì trong đổi mới giáo dục phổ thông?

(GDVN) - Nếu không khẳng định nêu cao vị trí của giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường phổ thông, chúng ta không thể yêu cầu cao để họ hoàn thành sứ mệnh cao cả.

Đến tiết dạy, cứ lấy sách giáo khoa (đầy rẫy số liệu, thông tin, đánh giá khái quát, tổng kết) mà “tra tấn” học trò mà thầy cô chẳng thuộc, chẳng nhớ nổi những câu chuyện kể, những câu thơ, câu văn, cuộc đời, số phận…có liên quan để đan xen, lồng ghép vào bài cho hấp dẫn, ấn tượng.

Cứ dạy khô khan như vậy thì việc học sinh ngán ngẩm Lịch sử là dễ hiểu. 

Một thầy giáo ở trường chuyên THPT Nguyễn Thị Khai, tỉnh Sóc Trăng, từng chia sẻ những lời tâm huyết: “Không thể đổ lỗi cho đồng lương này khác mà mỗi giáo viên dạy Lịch sử cần nghiêm khắc nhìn lại mình đã hội đủ điều kiện để dạy chưa, để thu hút học sinh học bộ môn chưa? 

Trách nhiệm của người dạy Lịch sử mà lại để học sinh quay lưng lại môn sử là điều chúng ta cần tự vấn mình. Môn lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục học sinh lòng yêu nước thương nòi, lòng tự hào dân tộc.
 
Tiếc thay, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về phía người dạy thiếu niềm đam mê.
”( Báo Tuổi trẻ Online đăng ngày 18/2). 

Người viết bài này kiến nghị, Bộ GD&ĐT, cần có ngay một nội dung bồi dưỡng, tập huấn căn cơ, dài ngày với chủ đề  “Tăng tính hấp dẫn cho các bài học môn Sử ở nhà trường phổ thông” dành cho mọi đối tượng giáo viên dạy Sử trong thời gian hè sắp tới. 

Trước khi chỉ trích học trò thì giáo viên cần nhìn lại trách nhiệm của mình ảnh 4

Một mô hình giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả

(GDVN) - Có ngăn chặn từ xa, triệt phá những vụ việc mới manh nha trong học sinh, góp phần giảm thiểu đáng kể tác động xấu của nạn bạo lực học đường.

Đây được xem là biện pháp khả thi, trước mắt để “cứu nguy” sự sa sút dạy học môn Lịch sử hiện nay.

Công cuộc đổi mới, căn bản toàn diện nền giáo dục nước nhà sớm có chuyển biến, kết quả tích cực hay không phụ thuộc vào nhiều nhân tố, nguồn lực, trong đó nhân tố con người- đội ngũ thầy cô giáo mang tính quyết định nhất. 

Đội ngũ giáo viên chúng ta cần nhận thấy vai trò, sứ mệnh lớn lao của mình. Luôn sẵn sàng lãnh trách nhiệm, thiếu sót khi thực hiện chưa tốt để khắc phục, hoàn thiện, tiến lên phía trước.  

Đỗ Tấn Ngọc