Một người dân ở huyện miền núi tự xây nhà thờ Bác Hồ

03/03/2016 06:46
THÙY LINH
(GDVN) - Tôn thờ, yêu kính Bác Hồ, ông Võ Như Thông (SN 1934, trú thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) tự bỏ tiền xây nhà thờ Bác Hồ ngay trên đất nhà mình.
Vài năm trở lại đây, mỗi khi đi qua tổ Đồng Trường II, thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), nhiều người thấy một ngôi nhà vườn rộng thênh thang, ở giữa có xây một Nhà thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trang trọng...
Vài năm trở lại đây, mỗi khi đi qua tổ Đồng Trường II, thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), nhiều người thấy một ngôi nhà vườn rộng thênh thang, ở giữa có xây một Nhà thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trang trọng...
Đó là nhà của ông Võ Như Thông (SN 1934), một cựu chiến binh vào sinh ra tử khắp nơi trong hai cuộc kháng chiến. Ông Thông xây Nhà thờ Bác Hồ từ năm 2008 để tỏ lòng tôn kính cũng như để giáo dục con cháu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Đó là nhà của ông Võ Như Thông (SN 1934), một cựu chiến binh vào sinh ra tử khắp nơi trong hai cuộc kháng chiến. Ông Thông xây Nhà thờ Bác Hồ từ năm 2008 để tỏ lòng tôn kính cũng như để giáo dục con cháu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Để làm tượng Bác cao 1,6m, ông Thông lặn lội từ quê nhà xuống làng đá Non Nước (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) nhờ các thợ làm và "thỉnh" về Bắc Trà My...
Để làm tượng Bác cao 1,6m, ông Thông lặn lội từ quê nhà xuống làng đá Non Nước (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) nhờ các thợ làm và "thỉnh" về Bắc Trà My...
Phía dưới có ghi mấy câu thơ của Nhà thơ Tố Hữu: "Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười. Quên tuổi già tươi mãi tuổi đôi mươi. Người rực rỡ một mặt trời cách mạng. Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng. Đêm tàn bay chập choạng dưới chân người...".
Phía dưới có ghi mấy câu thơ của Nhà thơ Tố Hữu: "Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười. Quên tuổi già tươi mãi tuổi đôi mươi. Người rực rỡ một mặt trời cách mạng. Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng. Đêm tàn bay chập choạng dưới chân người...".
Khu khuôn viên Nhà thờ Bác Hồ rộng khoảng 1.000m2 có cây cảnh, ao cá...
Khu khuôn viên Nhà thờ Bác Hồ rộng khoảng 1.000m2 có cây cảnh, ao cá...
Ông Võ Như Thông sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Cha là liệt sỹ, mẹ là Mẹ Việt Nam anh hùng. Cuộc đời hoạt động cách mạng của ông rực lửa từ chiến trường Quảng Đà, khu V, khu IV...Khi nghỉ hưu, ông được hưởng lương thiếu tá quân đội.
Ông Võ Như Thông sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Cha là liệt sỹ, mẹ là Mẹ Việt Nam anh hùng. Cuộc đời hoạt động cách mạng của ông rực lửa từ chiến trường Quảng Đà, khu V, khu IV...Khi nghỉ hưu, ông được hưởng lương thiếu tá quân đội.
Ông Thông cho biết: "Tôi làm công trình này coi như ngày nào cũng được gần Bác, mà ai cũng vào thăm được. Nơi đây không phải là nơi viếng Bác, vì viếng là phải ra Lăng Bác ngoài Hà Nội. Đây là nơi để bà con nhân dân cảm thấy được gần Bác hơn thôi..."

Ông Thông cho biết: "Tôi làm công trình này coi như ngày nào cũng được gần Bác, mà ai cũng vào thăm được. Nơi đây không phải là nơi viếng Bác, vì viếng là phải ra Lăng Bác ngoài Hà Nội. Đây là nơi để bà con nhân dân cảm thấy được gần Bác hơn thôi..."

Ông Thông cầm hai nắm đất nơi Bác Hồ sinh ra, được gói kỹ trong túi, cất giữ trang trọng giữa nhà...
Ông Thông cầm hai nắm đất nơi Bác Hồ sinh ra, được gói kỹ trong túi, cất giữ trang trọng giữa nhà...
Bên trong nhà thờ, ông Thông trưng bày nhiều tư liệu, sách báo...viết về Bác Hồ...
Bên trong nhà thờ, ông Thông trưng bày nhiều tư liệu, sách báo...viết về Bác Hồ...
...những bức ảnh, bài thơ của Bác được ông Thông nâng niu dành thời gian đóng khung, chuyển thể thành thư pháp treo trên tường nhà.
...những bức ảnh, bài thơ của Bác được ông Thông nâng niu dành thời gian đóng khung, chuyển thể thành thư pháp treo trên tường nhà.
"Bác Hồ là vị cha già của dân tộc Việt Nam. Bác mất rồi, nhưng tại sao mình không theo phong tục của người Việt Nam, đó là hàng năm thì phải thắp hương giỗ Bác và nhân dịp đó, giáo dục truyền thống lịch sử cho con cháu. Một mai mình chết đi, gia tài của mình để lại cho con cháu là tượng đài Bác, là những hình ảnh, sách báo nói về Người...", ông Thông tâm sự.
"Bác Hồ là vị cha già của dân tộc Việt Nam. Bác mất rồi, nhưng tại sao mình không theo phong tục của người Việt Nam, đó là hàng năm thì phải thắp hương giỗ Bác và nhân dịp đó, giáo dục truyền thống lịch sử cho con cháu. Một mai mình chết đi, gia tài của mình để lại cho con cháu là tượng đài Bác, là những hình ảnh, sách báo nói về Người...", ông Thông tâm sự.
THÙY LINH