LTS: Dù chỉ rõ cán bộ lập khống, giả mạo hồ sơ, cấp sổ đỏ vụ 38 Tống Duy Tân, nhưng UBND thành phố Thanh Hóa chỉ khắc phục hậu quả“nửa vời”, thoái thác trách nhiệm. Trong khi đó, người dân có nguy cơ gánh chịu thiệt hại nặng nề.
Cũng liên quan tới vụ khiếu nại về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Nguyễn Thị Kỳ, ngày 22/2/2016 Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa Đào Trọng Quy đã ban hành kết luận số 467/KL-UBND, làm rõ vi phạm trong việc cấp sổ đỏ tại địa chỉ đất nói trên.
Hôm 12/3, Luật sư Nguyễn Văn Kiệm – Văn phòng Luật sư Phạm Sơn (Hà Nội), người bảo vệ quyền và lợi ích cho bà Nguyễn Thị Kỳ có ý kiến phân tích vụ việc như sau.
Thứ nhất: UBND thành phố Thanh Hóa đã vi phạm, thiếu sót trong giải quyết khiếu nại
Cụ thể, tại kết luận số 467, UBND thành phố Thanh Hóa cho rằng bà Nguyễn Thị Kỳ, Lê Văn Chung "không có quyền khiếu nại" là hoàn toàn không có căn cứ. Bởi lẽ, bà Kỳ, ông Chung là chủ thể hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp với bà Nguyễn Thị Cúc.
Các quyết định hành chính liên quan đến việc cấp các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BĐ 473970 mang tên bà Nguyễn Thị Cúc và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BT 220392 (bà Cúc chuyển cho ông Trường) đã xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà Kỳ, ông Chung.
Do vậy, ông Chung, bà Kỳ có đầy đủ quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Cho tới thời điểm hiện tại, địa chỉ đất 38 Tống Duy Tân, phát hiện 4 sổ đỏ, trong đó cơ quan chức năng xác định duy nhất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất AG 752761 (bà Cúc chuyển nhượng cho bà Kỳ) là hợp lệ (ảnh: XUÂN QUANG). |
Việc UBND thành phố Thanh Hóa kết luận ông Chung, bà Kỳ không có quyền khiếu nại các quyết định hành chính này là trái pháp luật, thiếu hiểu biết.
Điều 6, Luật Khiếu nại quy định các hành vi bị cấm trong đó quy định rõ: “Cấm ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định”- khoản 3.
Việc UBND thành phố Thanh Hóa giải quyết khiếu nại của công dân không bằng quyết định mà thay bằng kết luận thanh tra là vi phạm điều cấm của Luật Khiếu nại.
Thứ 2: Cần làm rõ động cơ, mục đích của hành vi vi phạm trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa chỉ 38 Tống Duy Tân.
Tại kết luận thanh tra số 467 do chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa Đào Trọng Quy ký, nêu rõ các sai phạm cụ thể trong quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất BĐ 473970, cụ thể:
Trong đơn xin cấp thửa không ghi số thửa; Biên bản xác định ranh giới, mốc thửa đất không ghi ngày tháng; Dùng hồ sơ năm 2006 để ghép vào hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2011; Hồ sơ không có chữ ký của cán bộ đo đạc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân không ghi số thửa; Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất không ghi số thửa; Không xác định nguồn gốc đất sử dụng để làm căn cứ nghĩa vụ tài chính khi chuyển đổi 97,4m2 (thửa 124) đất vườn sang đất ở.
Biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất xác định cho thửa 117 sử dụng mẫu cũ, không sửa năm.
Chuyên viên văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sau
"Màn kịch vụng về" vụ 38 Tống Duy Tân bị vạch trần như thế nào? |
khi kiểm tra hồ sơ cho rằng, việc cấp riêng đối với thửa 117 diện tích 147.5m2 là chưa hợp lý, do không có lối đi, nhưng không làm rõ thông tin theo yêu cầu của người đề nghị.
Không trả hồ sơ làm thủ tục hợp thửa theo quy định mà tự chỉnh sửa hồ sơ từ cấp mới đối với thửa 117 (diện tích 147.5m2 thành hợp thửa 117+124 (diện tích 345m2).
Do đó hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Nguyễn Thị Cúc trái với quy định điều 145 Nghị định Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
Tiếp đó, công dân không có đơn đề nghị hợp thửa, kèm theo xác nhận của UBND phường Lam Sơn, nhưng cán bộ đã sử dụng hồ sơ cấp mới đối với thửa 117 diện tích 147.5m2 sửa lại để làm thủ tịch hợp thửa cho bà Cúc, thiếu các nội dung xác định nguồn gốc sử dụng đất, xác định ranh giới thửa đất. Tờ khai đăng ký mục đích quyền sử dụng đất.
Và cũng tại thời điểm làm thủ tục cấp sổ đỏ cho bà Cúc thì giấy chứng nhận quyền sử đất (AG 752761) đã cấp cho bà Cúc đang thế chấp tại Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương chi nhánh Thanh Hóa, nhưng không kiểm tra, yêu cầu nộp lại.
Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố khi kiểm tra hồ sơ thấy hồ sơ tẩy xóa, sửa chữa thiếu thủ tục kèm theo, vẫn trình Trưởng phòng ký thẩm định.
Luật sư Nguyễn Văn Kiệm, văn phòng Luật sư Phạm Sơn (ảnh: Nhân vật cung cấp). |
Về việc này, Luật sư Nguyễn Văn Kiệm cho rằng, các quy định của pháp luật về thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rất chặt chẽ, phải tuân thủ đầy đủ các trình tự thủ tục như xác định nguồn gốc đất như: Quá trình quản lý, sử dụng; Nghĩa vụ thuế với Nhà nước, phải niêm yết công khai trong một thời hạn nhất định tại địa phương để xem có phản hổi hay khiếu kiện, tranh chấp hay không…
Khi đáp ứng đẩy đủ các quy định mới thực hiện việc cấp Giấy sổ đỏ.
Mặt khác, đối với quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về mặt hình thức văn bản, hồ sơ pháp lý đòi hỏi rất chặt chẽ, chính xác về số liệu, đầy đủ về ngày tháng, không được tẩy xóa. Bất cứ sai sót nào đều phải làm lại hồ sơ từ đầu.
Dù là cấp mới lầu đầu, cấp đổi… thì cán bộ có thẩm quyền phải xuống thực địa, xác định thực trạng thửa đất để kiểm tra tình trạng biến động, đảm bảo đầy đủ các thủ tục khi cấp sổ đỏ.
Do đó, đối với việc cấp sổ đỏ tại 38 Tống Duy Tân xảy ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng nêu trên, thì không thể nói cán bộ yếu kém về mặt trình độ hay sơ xuất mà rõ ràng đây là hành vi cố ý làm trái, có mục đích, có chủ ý.
Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này thể
hiện rất rõ hành vi cố ý làm trái.
Và không loại trừ có thể có hành vi nhận và đưa hối lộ theo quy định của Bộ Luật hình sự cần phải điều tra làm rõ.
Mặt khác, kết luận 467 khẳng định cán bộ UBND thành phố Thanh Hóa đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Do đó, trách nhiệm chính trong việc giải quyết vụ việc thuộc về UBND thành phố Thanh Hóa.
Tuy nhiên, việc khắc phục hậu quả hiện nay chỉ mang tính chất “nửa vời”, thoái thác, trốn tránh trách nhiệm. Trong khi đó, mọi hậu quả vẫn để người dân tiếp tục gánh chịu.
Mặt khác, các quy định của pháp luật dù đầy đủ, chặt chẽ đến đâu, cũng không thể chỉ dẫn hoặc đưa ra những quy định cụ thể cho từng tình huống, hoặc cho tất cả các tình huống phát sinh trong thực tế.
Thứ 3: Cần trả lại quyền lợi cho bà Nguyễn Thị Kỳ
Trong vụ việc này, tính đến thời điểm hiện tại, thửa đất tại số 38 Tống Duy Tân, tồn tại 4 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm AG 725761; BĐ 473970; BT 220392; BX 733327.
Trước những sai phạm có liên quan hôm 27/2, UBND thành phố Thanh Hóa đã ra quyết định hủy bỏ quyết định số 10647/QĐ-UBND ngày 21/11/2014 (trước đó quyết định này đã hủy trái luật Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất AG 725761, bà Cúc chuyển nhượng hợp pháp cho bà Nguyễn Thị Kỳ) với lý do: “Việc ban hành quyết định nêu trên không có căn cứ pháp lý”.
Như vậy, đến nay duy nhất chỉ có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AG 725761 (Bà Cúc đã chuyển nhượng hợp pháp cho bà Nguyễn Thị Kỳ) được xác định là hợp pháp. 3 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn lại được cấp trái pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 87, Nghị định 43 về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 nêu rõ: “Nhà nước không thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trái pháp luật nếu người được cấp đã thực hiện việc chuyển đổi chuyển nhượng…”
Trong trường hợp này, việc thu hồi chỉ được thực hiện khi có quyết định hoặc bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên, cần phải xác định rõ, việc chuyển nhượng giữa bà Cúc và ông Trường thực chất là giao dịch dân sự giả mạo để che dấu việc vay mượn tiền giữa bà Cúc và ông Trường chứ không phải việc mua bán chuyển nhượng theo quy định của pháp luật (biên bản thỏa thuận vay tiền giữa bà Cúc ông Trường và đơn đề nghị của bà Cúc về việc dừng cấp sổ cho ông Trường thể hiện rất rõ điều này).
Mặt khác, trong quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Trường, bà Cúc đã có khiếu nại, ngăn chặn yêu cầu không cấp. UBND phường Lam Sơn cũng có văn bản đề nghị không cấp những UBND thành phố Thanh Hóa vẫn cấp.
Tiếp đó, ngày 29/10/2013, ông Lê Đức Công, Phó Chủ tịch thành phố Thanh Hóa đã có bút phê dừng giao dịch thửa đất này: “Trường hợp này dừng lại để Công an điều tra. Khi nào có trả lời của Công an mới được thực hiện".
Tuy nhiên cùng ngày (29/10), sổ đỏ này vẫn được sang tên, cấp cho cho ông Lê Xuân Trường. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới cũng do ông Lê Đức Công ký
Điều 129, Bộ Luật dân sự quy định rõ, giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo được xác định như sau:
Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.
Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.
Để giải quyết vấn đề này, Điều 52, Luật công chứng quy định rõ: “Người có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” quy định rõ:
Công chứng viên, người yêu cầu công chứng người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu…”
Do đó, việc để xảy ra 3 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp trái pháp luật cùng tồn tại thuộc trách nhiệm của UBND thành phố Thanh Hóa.
UBND thành phố Thanh Hóa phải có trách nhiệm yêu cầu Tòa án nhân dân hủy các giao dịch chuyển nhượng giữa bà Cúc và ông Trường, giữa ông Trường và ông Biên. Qua đó thu hồi giấy chứng nhận quyền sử đất đã cấp trái pháp luật.