Khó kiểm soát cơ sở nhỏ lẻ
Tại cuộc họp báo về kết quả công tác năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) diễn ra vào tháng 1/2016, ông Nguyễn Văn Việt - Chánh Thanh tra Bộ khẳng định: Thực tế kết quả kiểm tra tại các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn đều không phát hiện chất cấm trong thức ăn.
Phát hiện chất cấm trong thức ăn ăn nuôi tại Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Trường Phú - Ảnh: Xuân Long/ Thanh Niên. |
“Đến thời điểm này, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) vẫn chưa phát hiện được nguồn nhập lậu chất salbutamol, tất cả đều được nhập khẩu chính ngạch”, ông Việt nói.
Mặc dù khẳng định như trên nhưng ông Việt cũng thừa nhận: “Chỉ cần lơ là một chút, tình trạng sử dụng có thể tái phát”.
Tuy vậy, trên thực tế dư luận vẫn cho rằng, kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn đúng nhưng… chưa đủ.
Lời xin lỗi của Bộ trưởng và cái giá của thực phẩm an toàn(GDVN) - Thực phẩm an toàn hiện chỉ đáp ứng được cho người có thu nhập cao, một mớ rau hữu cơ bán giá tới 12.000 không đủ cho một bữa ăn ba người... Chất cấm không có tội, tội là do quản không chặt(GDVN) - Chất Salbutamonl hoàn toàn không có tội với người dân. Nó trở thành kẻ sát thủ giết người thầm lặng là do quản không chặt. |
Bởi các đoàn thanh tra tập trung kiểm tra ở các tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn, tại khu vực chăn nuôi trọng điểm… trong khi chất cấm vẫn bị trộn vào cám, vào thức ăn chăn nuôi do các công ty, cơ sở nhỏ lẻ, đặc biệt ở khu vực miền Bắc, sản xuất và bán cho hộ chăn nuôi.
Thông tin từ Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau 4 tháng triển khai đợt cao điểm xử lý tình trạng sử dụng chất cấm, kháng sinh cấm trong chăn nuôi đã có 13 doanh nghiệp bị phát hiện sử dụng chất Salbutamol để phối trộn vào thức ăn gia súc.
Trong đó có nhiều cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi ở khu vực phía Bắc bị phát hiện, xử lý như: Công ty Thiên Nam (Bắc Ninh), Công ty TNHH Trường Phú (Hải Dương), Công ty TNHH Thịnh Đức (Bắc Giang), Công ty CP Đầu tư Phát triển Tiên Phong (Hưng Yên)…
Một báo cáo về thực trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi được Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn đưa ra vào tháng 12/2015 cũng cho thấy: Có đến 80% các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi được thanh tra và phát hiện có sử dụng chất cấm hoặc thừa nhận đã từng sử dụng một loại chất cấm.
Khi đó, chính Thanh tra Bộ NN&PTNT và Tổng cục Cảnh sát cũng thừa nhận có tình trạng xử lý chưa đủ mạnh, chưa đúng tầm, có nơi buông lỏng xử lý.
Câu hỏi được đặt ra là, liệu cơ quan chức năng có thể kiểm tra, kiểm soát tình trạng trộn chất cấm vào cám và bán cho người chăn nuôi tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi nhỏ lẻ? Làm thế nào để giúp người chăn nuôi phân biệt được thức ăn chăn nuôi sạch hay chứa chất cấm?
Cần cam kết của doanh nghiệp
Đại tá Phan Mạnh Thông, Trưởng Phòng 5 Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường cho biết, chất cấm như Salbutamol phối trộn vào thức ăn gia súc, gia cầm để kích thích tăng trưởng.
Gia súc được nuôi bằng thức ăn có trộn chất này cho tạo tỉ lệ nạc nhiều hơn, màu sắc thịt tươi hơn.
Cũng theo Đại tá Thông, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi luôn có nhiều chiêu trò để khuyến khích người chăn nuôi sử dụng, như thông qua hình thức tặng kèm, hàng khuyến mãi, thậm chí nhận tiêu thụ gia súc.
“Dù các cơ quan chức năng ra quân truy quét nhưng thực tế Salbutamol vẫn
Ông Nguyễn Văn Việt - Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn cho biết: 1 kg chất cấm Salbutamol nhập khẩu chính ngạch chỉ có giá 1,5-1,6 triệu đồng nhưng giá này bị đẩy lên đến 15 triệu đồng/kg khi được tuồn ra ngoài bán trái phép cho người chăn nuôi. Tuy vậy, nhiều người vẫn chấp nhận mua Salbutamol về để trộn vào thức ăn chăn nuôi bởi trung bình mỗi con heo ăn chất này cho lãi từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng vì nó siêu tăng trọng, giúp heo bung đùi, nở vai. |
được sử dụng lén nút ở các cơ sở chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi nhỏ lẻ và có xu hướng chuyển về địa bàn nông thôn”, Đại tá Thông nói.
Từ thực tế được Đại tá Phan Mạnh Thông nêu ra có thể thấy, người chăn nuôi không hoàn toàn chủ động phối trộn chất cấm vào cám mà do thương lái hoặc chủ cơ sở cung cấp cám “khuyến khích” dùng vì họ sẽ bao mua sản phẩm.
Bên cạnh đó, không ít người chăn nuôi chân chính cũng thừa nhận, họ đang bị rối trong “ma trận” thức ăn chăn nuôi với vô vàn sản phẩm của nhiều doanh nghiệp và không phải ai cũng phân biệt được đâu là cám sạch, đâu là cám chứa chất cấm...
Trước lo lắng của người chăn nuôi, ông Lee Meng Hong - Giám đốc nghiên cứu và phát triển của Công ty ANCO và PROCONCO khuyến cáo: Người chăn nuôi nên lựa chọn sử dụng cám của các công ty lớn có tên tuổi, uy tín và tham khảo thêm ý kiến của người thân, bạn bè về chất lượng sản phẩm trước khi lựa chọn sử dụng.
Theo đánh giá, khi Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2016 tới đây, khung hình phạt tối đa cho tội vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có thể bị phạt tù tới 20 năm và phạt tiền tối đa 1 tỉ đồng.
Cũng theo quy định mới, sẽ tiêu hủy đàn heo có chất cấm, vì vậy nếu vi phạm, nguy cơ mất trắng sản nghiệp và vướng vào vòng lao lý là điều nhìn thấy rõ.
“Chúng tôi cho rằng với các hành động xử lý quyết liệt gần đây của các bộ ngành, đặc biệt là biện pháp tiêu hủy heo nhiễm chất cấm, người chăn nuôi chân chính sẽ lại vững tin vào nghề chăn nuôi. Làm giàu chân chính luôn là giải pháp bền vững”, ông Lee Meng Hong tin tưởng.
"Ngoài các chế tài xử phạt trên, nên chăng, cơ quan chức năng cũng cần đề nghị các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi phải cam kết không sử dụng chất cấm bằng các tem kiểm nghiệm hay in thông điệp rõ ràng trên vỏ bao bì sản phẩm", một lãnh đạo của Cục An toàn thực phẩm đề xuất.
Thực tế, đã có doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn như Công ty PROCONCO & ANCO tiên phong nói không với chất cấm khi tung ra thị trường sản phẩm cám với bao bì in tem kiểm định “Không chất cấm”.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam phát triển khá nhanh, với mức tăng trưởng từ 10-13%/năm đã đưa Việt Nam thành nước đứng đầu khối ASEAN, đứng thứ 12 thế giới về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp, khoảng 17 triệu tấn (năm 2013).
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có hơn 200 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó doanh nghiệp phân bố rộng khắp cả nước với đa dạng từ doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, với nhiều cơ sở sản xuất khác nhau.
Con số thống kê trên cho thấy nếu vấn đề kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi không được kiểm soát thì hậu quả mang lại cực kỳ lớn. Bởi chỉ cần một vài doanh nghiệp hám lợi pha trộn chất cấm vào thức ăn chăn nuôi số lượng thức ăn chăn nuôi được tiêu thụ hậu quả khó lường.
Một số nhóm giải pháp không sử dụng chất cấm giúp người chăn nuôi tăng tỷ lệ nạc cho gia súc. Cụ thể: Công tác chọn và lai tạo con giống: Chọn nuôi các giống lợn siêu nạc để nuôi thì sẽ có được những đàn lợn nhiều nạc, ít mỡ và có chất lượng thịt rất ngon. Có thể chọn và nhập con giống ông bà tốt, lai 3 máu nhằm tạo ra con giống thương phẩm có tỉ lệ nạc cao. Chăm sóc và phòng bệnh tốt: Sẽ giúp heo ít bệnh, mau lớn, chất lượng thịt cũng tốt hơn. Dinh dưỡng: Cho lợn ăn đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các axit amin, vitamin và chất khoáng… sẽ giúp heo mau lớn và nhiều nạc. Thông thường nếu người chăn nuôi lựa chọn cám của công ty lớn, uy tín, thì dinh dưỡng trong cám đã đầy đủ cho heo phát triển mà không cần bổ sung thêm premix nào. (Theo nghiên cứu của Công ty PROCONCO & ANCO) |