Vào tháng 2/2016, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga khẳng định, Bộ GD&ĐT sẽ công bố đề thi mẫu và cơ bản không khác nhiều so với năm 2015.
Cụ thể, nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12 và tăng cường câu hỏi mở, đảm bảo tính phân hóa, giúp xét công nhận tốt nghiệp và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Đã có đề minh họa các môn thi Quốc gia(GDVN) - Chiều nay (31/3), Bộ GD&ĐT chính thức ban hành mẫu Đề thi THPT Quốc gia năm 2015, đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. |
Đề thi kỳ thi THPT quốc gia cũng sẽ tiếp tục đặt ra yêu cầu ở 2 mức độ cơ bản và nâng cao. Trong đó, dự kiến tỷ lệ điểm dành cho mức độ cơ bản chiếm khoảng 60% tổng số điểm và nâng cao 40% để đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh.
Đề thi ra theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng cường các câu hỏi vận dụng kiến thức, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn.
Tuy nhiên, sáng 7/4, trong buổi họp báo về “Đề án tự chủ tuyển sinh theo nhóm trường” tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, PGS.TS Trần Văn Nghĩa - Cục phó Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết, năm nay, Bộ không công bố đề thi minh họa THPT quốc gia. Đề thi năm 2016 về cơ bản ổn định như năm 2015, vì vậy thí sinh có thể tham khảo đề minh họa năm ngoái.
PGS.TS Trần Văn Nghĩa (đứng) - Cục phó Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Bộ GD&ĐT (Ảnh: Thùy Linh) |
Năm nay, Bộ GD&ĐT đã công bố hướng dẫn ôn tập đề thi THPT quốc gia 2016 tới các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường – Bộ Quốc phòng, trường phổ thông.
Theo đó, xu hướng của đề thi những năm gần đây ra theo hướng đánh giá năng lực học sinh, tăng cường câu hỏi mở, gắn liền thực tiễn và câu hỏi vận dụng, bảo đảm độ phân hóa, đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng.
PGS.TS Trần Văn Nghĩa tư vấn: “Thí sinh am hiểu kiến thức về xã hội sẽ có lợi thế khi làm bài thi... Thầy cô cần hướng dẫn học sinh tham khảo những đề thi năm trước để biết cách xử lý”.