Nếu ông Hải không phải là con Bộ trưởng?

17/06/2016 05:07
XUÂN QUANG
(GDVN) - Một số Luật sư, chuyên gia kinh tế khẳng định, việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải vào vị trí lãnh đạo cao ở doanh nghiệp có vốn Nhà nước là trái luật.

Bổ nhiệm trái luật

Liên quan tới việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải (28 tuổi - con trai nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tại những vị trí quan trọng ở Bộ Công Thương và Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), một số Luật sư, chuyên gia kinh tế khẳng định, việc bổ nhiệm này là trái luật, thiếu minh bạch.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh (ảnh: Hoàng Lực).
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh (ảnh: Hoàng Lực).

Ngày 16/6, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, phân tích, Luật Doanh nghiệp nghiêm cấm các hành vi nội gián. Chủ sở hữu phần vốn không được bổ nhiệm vợ, con, những người có quan hệ trực hệ vào Hội đồng quản trị. 

Nếu xảy ra trường hợp như vậy thì người ta sẽ kéo bè kéo cánh, làm loạn. Khi bỏ phiếu thì cổ đông thiểu số sẽ nắm phần thua.

“Khoản 2 Điều 18 của Luật này; có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại công ty đó.

Trong trường hợp này, ông Vũ Huy Hoàng từng là đại

Nếu ông Hải không phải là con Bộ trưởng? ảnh 2

Nhiều câu hỏi về công tác nhân sự chưa được nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng làm rõ

diện chủ sở hữu Nhà nước, thì làm sao có đưa con mình vào Hội đồng quản trị của đơn vị trực thuộc sự quản lý của Bộ Công thương được.

Đã là công ty cổ phần thì phải hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế của WTO thì việc quản lý, điều hành doanh nghiệp càng phải thực hiện chặt chẽ.

Hiện tại Bộ Công thương chưa chuyển quyền chủ sở hữu vốn cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), và Bộ này dùng quyền đó để bổ nhiệm cán bộ thì cũng vi phạm Luật Doanh nghiệp.

Tôi là người đã thảo Luật Doanh nghiệp từ năm 1999 đến 2005, nên tôi nhớ rõ điều này lắm”, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh khẳng định.

Lỗ hổng trong công tác cán bộ

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và pháp luật (trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng, trong công tác cán bộ nói chung hiện nay bộ lộ nhiều lỗ hổng, làm phát sinh những hệ lụy khó lường.

“Bất cập này xảy ra ở khu vực công quyền và trong các doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nước.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động thua lỗ thì thiệt nhất vẫn là nhân dân. Bởi xét cho cùng, vốn của doanh nghiệp Nhà nước cũng lấy từ tiền thuế của dân.

Trong khi đó, doanh nghiệp Nhà nước, lỗ hàng nghìn tỷ người ta vẫn thăng quan tiến chức, hưởng lương hàng tỷ đồng.

Rõ ràng, việc bổ nhiệm lãnh đạo trong các doanh nghiệp Nhà nước đưa lại hậu quả rất rõ ràng. Nhưng tại sao nó vẫn như vậy?

Tội cho rằng, việc lựa chọn cán bộ ở đây chưa hẳn đã dựa trên tiêu chí năng lực.

Ngay cả luật pháp về việc bổ nhiệm cán bộ trong trường

Nếu ông Hải không phải là con Bộ trưởng? ảnh 3

Bộ Công Thương yêu cầu rà soát việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải

hợp này cũng chưa rõ ràng. Việc bổ nhiệm chủ yếu dựa vào "nguyên tắc" hậu duệ, quan hệ, tiền tệ nhiều hơn là đánh giá thực chất năng lực cá nhân.

Từ đó khi nhìn vào trường hợp của ông Vũ Quang Hải có thể thấy bố (nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng – PV) là người có quyền lực như vậy, con trai lại được bổ nhiệm vào vị trí cao của một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ, sẽ làm phát sinh nghi vấn không minh bạch.

Điều này dù người ta có muốn lý giải như thế nào đi nữa cũng chỉ là ngụy biện cho cái sai đã hiện hữu.

Bài học từ Vinashin, Vinalines đã cho thấy nhiều bất cập trong bổ nhiệm, quản lý tại các doanh nghiệp sở hữu vốn Nhà nước", Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao viện dẫn.

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao (ảnh: Hoàng Lực).
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao (ảnh: Hoàng Lực).

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao cho rằng, vấn đề đặt ra là phải có biện pháp khắc phục hiện tượng thân hữu trong công tác cán bộ hiện nay.

“Việc bổ nhiệm cán bộ phải được công khai minh bạch, chứ không phải một cá nhân có thể quyết định được.

Để chọn người tài không còn cách nào khác là thi tuyển, thi thố. Khi đó, người trúng tuyển phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý về những thất thoát xảy ra (nếu có).

Đối với trường hợp của ông Vũ Quang Hải, theo tôi,

"Chúng tôi sẽ vạch rõ những vi phạm xung quanh việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải dựa trên những bằng chứng có được...", ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó chủ tịch VAFI khẳng định với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.

chúng ta cần thực hiện lại quy trình bổ nhiệm lại đối với cán bộ này. Nên công khai minh bạch, tổ chức thi tuyển để chọn người tài.

Khi đó, ông Hải cũng là một trong những ứng viên cùng với những người khác sẽ cạnh tranh công khai, minh bạch trong cuộc thi tài năng, tuyển chọn lãnh đạo.

Bây giờ, ông Hải cũng không thể ngồi đó để nói việc bổ nhiệm đúng quy trình rồi cứ tại vị. 

Nếu ông Hải trúng tuyển thông qua cạnh tranh, thi thố, thì vị trí ông ấy được sẽ rất đàng hoàng. 

Nếu không làm được việc này, uy tín cá nhân ông Vũ Huy Hoàng và ông Vũ Quang Hải sẽ bị anh hưởng lớn", Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao bình luận. 

XUÂN QUANG