LTS: Tại Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, và các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác dân vận hôm 27/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Không ít cán bộ cửa quyền, hách dịch, ăn chặn, vòi vĩnh, giữ tác phong quan cách như “ông vua con”.
Hiện tượng cán bộ thoái hóa, biến chất ngày càng nghiêm trọng. Không ít Đảng viên vào Đảng là để mưu cầu danh lợi…
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt nam hôm 23/6, ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương đã đưa ra những phân tích, nhận định thêm về quan điểm nêu trên.
PV: Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng không ít cán bộ cửa quyền, hách dịch, ăn chặn, vòi vĩnh, giữ tác phong quan cách như “ông vua con” được đề cập trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Ông Vũ Quốc Hùng: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đã được nhiều người, cơ quan báo đài đề cập tới. Tuy nhiên, theo tôi, có hai nguyên nhân chính khiến nhiều cán bộ sa sút phẩm chất đạo đức, xa dân…
Thứ nhất: Một số cán bộ đảng viên thiếu phẩm chất đạo đức, năng lực, thiếu rèn luyện, tu dưỡng trong môi trường thực tế. Một số khác thì dùng tiền để chạy chức, quyền để vụ lợi.
Điều này dẫn tới việc một bộ phận cán bộ đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể. Những gì có lợi cho họ thì họ làm và ngược lại.
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (ảnh: Ngọc Quang). |
Mặt khác, có những người xuất phát điểm thì rất tốt, nhưng sau một thời gian làm việc, trước cám dỗ vật chất, quyền lực thì người đó trở nên hư đốn do không được rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức.
Nhưng vì sao những người đó vẫn lọt và tồn tại trong bộ máy chính quyền?
Theo tôi để xảy ra tình trạng trên phải nhắc tới trách nhiệm của các tổ chức – đơn vị có trách nhiệm tuyển chọn, đào tạo, giám sát cán bộ của mình.
Do đó, những cán bộ quan liêu, vô trách nhiệm với dân không chỉ là lỗi cá nhân người đó gây ra mà có một phần trách nhiệm của tổ chức.
Gần đây có nhiều lãnh đạo các cấp mạnh dạn đưa ra nhũng biểu, nhấn mạnh về vai trò của nhân dân, đồng thời có những việc làm thiết thực, mạnh mẽ xử lý cán bộ sai phạm, có dư luận không tốt. Theo ông, những việc làm trên có tác động như thế nào tới công tác quản lý Nhà nước?
Ông Vũ Quốc Hùng: Tôi rất hoan nghênh những phát biểu của những người đứng đầu một số địa phương khi đưa ra hướng xử lý tình trạng cán bộ quan liêu, xa dân, đồng thời giải quyết những băn khoăn của người dân trong công tác quản lý Nhà nước.
Điều này sẽ góp phần không nhỏ trong việc xây dựng
Chọn chức tước, quyền lực, bổng lộc hay uy tín trong lòng dân? |
một Chính phủ liêm chính, trong sạch, gần dân, vì dân, đấu tranh mạnh mẽ với tệ nạn tham nhũng, lãng phí được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra hồi đầu tháng 5/2016.
Muốn làm được điều này thì không chỉ dừng lại ở những tuyên bố đơn thuần.
Càng không thể suốt ngày nghe điện thoại của người dân mới gọi là gần dân. Một ông Bí thư mà suốt ngày nghe điện thoại thì còn làm được việc gì nữa?
Ông cha ta có câu “Thần thiêng nhờ bộ hạ”. Do đó, quan trọng là người đứng đầu phải đứng phải tổ chức tuyển chọn đội ngũ tham mưu đứng đầu có tâm, có tầm, cùng ý chí, cùng hành động như mình, để giải quyết những bức xúc của dân.
Hay nói cách khác, một Chính phủ liêm chính phải được xây dựng trên nền tảng đội ngũ công bộc có đức, có tài và có tâm, hết lòng phục vụ nhân dân.
Ngược lại, những cán bộ vụ lợi, thiếu trong sạch, hành dân, nên thay để làm gương. Bởi lẽ, những người lãnh đạo thiếu kiến thức, hoặc bị chi phối bởi lợi ích làm ảnh hưởng tới số đông, sẽ làm giảm niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước.
Theo ông, làm cách nào để tuyển chọn người tài, cũng như thải loại cán bộ cửa quyền, hách dịch, ăn chặn, vòi vĩnh, giữ tác phong quan cách như “ông vua con”?
Ông Vũ Quốc Hùng: Chúng ta đã có nghị quyết về công tác cán bộ, nhưng nói thì dễ làm mới khó.
Tôi cho rằng, trong công tác cán bộ, phải thực hiện việc tuyển chọn công khai, minh bạch những người đủ tiêu chuẩn bất luận người đó là con ai.
Bên cạnh đó, người đứng đầu phải thực sự gương mẫu, sáng suốt, công minh. Họ phải là người công bằng, khách quan, nghiên cứu, đánh giá đúng năng lực người dự tuyển khi tuyển chọn cán bộ.
Ảnh minh họa của Báo Lao động. |
Mặt khác, muốn biết ai thực sự có tâm và có tầm thì hỏi dân. Nhân dân chính là người hiểu rõ cán bộ tốt hay xấu thông qua lối sống và sự đóng góp thực tế của họ.
Việc lấy ý kiến của người dân trong quá trình đánh giá cán bộ cần làm theo phương pháp, quy trình chứ không nên làm hình thức.
Tiếp đó, công tác cán bộ cần phải có sự tham gia của nhiều thành phần chứ không chỉ riêng tổ chức.
Ví dụ, việc đề bạt, cất nhấc một người nào đó, thuộc diện cán bộ thuộc Trung ương quản lý nên có sự tham gia của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nhằm đánh giá cụ thể, chính xác khách quan cán bộ đó tốt hay xấu…
Trân trọng cảm ơn ông!