Defense.gov ngày 8/7 đưa tin, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tuần tới sẽ ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc trên Biển Đông. Các quan chức Mỹ đang hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa.
Ông Abraham M. Denmark, ảnh: eai.or.kr. |
Abraham M. Denmark, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng đặc trách Đông Á phát biểu trong buổi điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện đã khẳng định, Mỹ quan tâm đảm bảo duy trì an ninh và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
Phán quyết của PCA sẽ đánh dấu một cơ hội cho các nước trong khu vực để cùng xác định tương lai của châu Á - Thái Bình Dương dựa trên tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế hay bằng sức mạnh.
Biển Đông là một "ngã tư quan trọng của thế giới" với hàng ngàn tỉ USD giá trị hàng hóa đi qua khu vực này. Hải quân Mỹ đã tuần tra trên Biển Đông kể từ Thế chiến II, tạo sự ổn định cho các nước trong khu vực phát triển thịnh vượng.
"Nó là trung tâm trong chiến lược của chúng tôi nhằm tăng cường nguyên tắc, dựa vào luật lệ để duy trì sự ổn định và thịnh vượng chung của khu vực", Denmark nói.
Nhưng Trung Quốc đang tìm cách khẳng định yêu sách (bành trướng) của họ bằng cách xây đảo nhân tạo và cầu cảng, sân bay có thể dùng cho tàu chiến, phi cơ quân sự.
Hoa Kỳ đang theo đuổi một cách tiếp cận toàn bộ chính phủ để giải quyết các vấn đề trong khu vực. Bộ Quốc phòng đang làm việc chặt chẽ với Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan khác, nỗ lực đảm bảo hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Đầu tiên là đảm bảo sự hiện diện đáng tin cậy và mạnh mẽ của hải quân Hoa Kỳ trong khu vực: "Chúng tôi đã tăng hiện diện quân sự và chúng tôi đảm bảo sự hiện diện của mình được phân phối về mặt địa lý, hoạt động linh hoạt và bền vững về chính trị."
Thứ hai là các nỗ lực làm gia tăng nhịp độ các hoạt động quân sự trong khu vực. Các bài tập và các hoạt động tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông vẫn được tiếp tục.
Thứ ba, Lầu Năm Góc đang làm việc với các nước đối tác để giúp họ nâng cao năng lực, đặc biệt là thông qua ASEAN.
Cuối cùng, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tham vấn trực tiếp với Trung Quốc để giảm nguy cơ, rủi ro đối đầu. Mỹ luôn mở cánh cửa đối thoại, cải thiện hợp tác, nói chuyện thẳng thắn và xây dựng khi có bất đồng với Bắc Kinh.