South China Morning Post ngày 11/10 đưa tin, một viện nghiên cứu hàng đầu ở Trung Quốc đã nghiên cứu, phát triển máy phát điện hạt nhân nhỏ nhất thế giới, có thể vận chuyển trong một container và đưa ra lắp đặt tại các đảo (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp ở Biển Đông trong 5 năm tới.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang tiếp tục công việc chế tạo "pin hạt nhân xách tay" để phục vụ cho dự án này.
Lò phản ứng hạt nhân bao gồm cả thiết bị làm mát, có thể đặt trong một container dài khoảng 6,1 mét và cao 2,6 mét, nó có thể tạo ra 10 MW nhiệt, chuyển đổi thành điện năng sẽ đủ cung cấp năng lượng cho 50 ngàn hộ gia đình.
Nó cũng có khả năng vận hành trong nhiều năm, thậm chí là nhiều thập kỷ mà không cần tiếp nhiên liệu.
Mặt khác nhà máy điện hạt nhân mini này không tạo ra khói bụi hay tiếng ồn, nên dù đặt trên một đảo nhỏ nhiều cư dân chưa chắc nhận ra sự tồn tại của nó.
Nghiên cứu này được tài trợ một phần bởi quân đội Trung Quốc.
Hình minh họa: SCMP. |
Các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Năng lượng hạt nhân an toàn đặt tại Hợp Phì tỉnh An Huy cho biết, họ hy vọng có thể đưa máy phát điện hạt nhân mini đầu tiên vào vận hành trong 5 năm nữa.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc thừa nhận, công nghệ của họ tương tự một lò phản ứng nhiệt hạch nhỏ gọn đã được sử dụng bởi hải quân Liên Xô trong tàu ngầm hạt nhân năm 1970.
Trong khi các lò phản ứng hạt nhân mini có thể tạo ra lượng điện năng đủ lớn để khử muối tạo nước ngọt cung cấp cho các đảo, nó cũng gây ra sự lo ngại lớn về môi trường.
Nếu bất kỳ lò phản ứng hạt nhân mini nào gặp sự cố nghiêm trọng, chất thải phóng xạ sẽ không chỉ ảnh hưởng tới các vùng nước lân cận mà còn lan rộng khắp thế giới thông qua các dòng hải lưu.
Một nhà nghiên cứu môi trường biển tại Đại học Hải dương Trung Quốc tại Thanh Đảo, Sơn Đông cảnh báo:
"Nếu một thảm họa hạt nhân xảy ra ở Biển Đông, có thể nó không ảnh hưởng ngay lập tức đến cư dân sống trên đất liền ven Biển Đông vì khoảng cách khá xa.
Nhưng các chất thải phóng xạ sẽ xâm nhập vào cá và sinh vật biển trước khi hiện diện trên bàn ăn của con người. Dòng hải lưu cũng có thể mang chúng đi xa."
Tài liệu tham khảo: