Thời gian vừa qua Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được phản ánh của nhiều phụ huynh về sự mập mờ và lạm thu đầu năm học 2016 – 2017 tại Trường tiểu học Yên Thường (Yên Thường – Gia Lâm – Hà Nội).
Cụ thể, phụ huynh phản ánh, tại Trường tiểu học Yên Thường, Ban giám hiệu nhà trường đã ban hành rất nhiều các khoản phí, để tránh bị có bằng chứng tố cáo sai phạm, lãnh đạo nhà trường không cho in các bảng thông báo nộp các khoản phí hàng tháng như những năm trước.
Trường tiểu học Yên Thường , Gia Lâm - Hà Nội (ảnh MC) |
Thay vào đó, lãnh đạo nhà trường lại để cho giáo viên đọc cho học sinh chép vào vở và gửi về cho phụ huynh, khi phụ huynh nộp tiền thì giáo viên không hề đưa ra chứng từ, hóa đơn thu tiền.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng đưa ra bất cập, việc các giáo viên trong trường đọc các khoản thu cho học sinh chép rất dễ dẫn đến việc thiếu chính xác về số tiền do nhầm lẫn.
Hơn nữa, học sinh đi học thêm tại nhà giáo viên và có giáo viên thu gộp luôn học phí học thêm vào khoản thu hàng tháng cho nên rất dễ lẫn lộn và mập mờ.
Nói về những khoản thu đầu năm học một phụ huynh (xin được giấu tên) cho biết thêm: “Tôi rất bất bình, tính tôi rất trực tính, các giáo viên cứ bắt chúng tôi ký vào các khoản, nhưng tôi yêu cầu phải có chữ ký của Hiệu trưởng nhà trường chúng tôi mới ký.
Tôi cũng nhận thấy nhiều khoản bất hợp lý, trong đó có những khoản xã hội hóa giáo dục. Bên cạnh đó các khoản không được nhà trường công khai rõ ràng để phụ huynh nắm được.
Do các khoản đóng góp không được công khai nên tôi cũng không có danh sách các khoản này ở đây, nhưng tôi nhận thấy nhiều khoản cũng thật sự chưa hợp lý lắm!"
Để xác minh những thông tin phản ánh trên, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã trực tiếp liên hệ làm việc với lãnh đạo Trường tiểu học Yên Thường.
Sáng ngày 15/11, phóng viên đã trực tiếp gặp Hiệu trưởng Trường tiểu học Yên Thường nhưng vị lãnh đạo này bận việc nên đã giao cho bà Thạch Thị Phương, Hiệu phó nhà trường tiếp phóng viên.
Tuy nhiên trong cuộc làm việc, sau khi phóng viên đã trình giấy giới thiệu, bà Phương hỏi về nội dung làm việc và sau khi lắng nghe xong nội dung làm việc có liên quan đến lạm thu, bà Phương lại yêu cầu phóng viên phải cung cấp Thẻ nhà báo mới làm việc.
Mặc dù phóng viên đã xuất trình giấy giới thiệu, giấy tờ tùy thân và giải thích hết lý lẽ nhưng bà Phương vẫn bất hợp tác.
Bà Thạch Thị Phương, Hiệu phó Trường tiểu học Yên Thường khẳng định với phóng viên, không tiếp phóng viên vì lãnh đạo Sở đã căn dặn trong buổi tập huấn (ảnh MC) |
Nói về nguyên nhân của việc từ chối này bà Phương khẳng định, do lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là ông Nguyễn Hiệp Thống chỉ đạo?
“Anh có giấy giới thiệu phóng viên nhưng không có thẻ nhà báo nên chúng tôi không làm việc. Việc này chúng tôi đã được các thầy căn dặn trong buổi tập huấn.
Cụ thể là Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ đạo, đó là thầy Nguyễn Hiệp Thống chỉ đạo,…”, bà Phương khẳng định với phóng viên.
Liên quan đến việc chỉ đạo tiếp phóng viên báo chí, phóng viên đã liên hệ, nhắn tin, gọi điện cho ông Nguyễn Hiệp Thống để xác minh thông tin trên. Tuy nhiên ông Thống không nhấc máy và cũng không trả lời tin nhắn.
Cũng ngay trong buổi làm việc, phóng viên đã yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm tác động và yêu cầu lãnh đạo Trường tiểu học Yên Thường hẹn lịch làm việc lại với phóng viên.
Để làm rõ về việc có hay không việc lãnh đạo Sở Giáo dục Hà Nội chỉ đạo trong lĩnh vực tiếp báo chí, và sự lạm thu tại Trường tiểu học Yên Thường, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vụ việc.
Chưa có thẻ nhà báo, phóng viên vẫn có quyền tác nghiệp Hiện nay, phóng viên chưa có Thẻ nhà báo (phóng viên tác nghiệp bằng giấy giới thiệu) đang được pháp luật bảo hộ về quyền tác nghiệp. Cụ thể, tại Nghị định 159/2013/NĐ-CP, ký ngày 12/11/2013, có hiệu lực vào ngày 1/1/2014, đã ghi nhận và bảo hộ quyền tác nghiệp của phóng viên chưa có Thẻ nhà báo.
Tại điều 7, Nghị định 159/2013/NĐ-CP ghi rõ: “1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối vớihành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Uy hiếp tính mạng nhà báo, phóng viên; b) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên; c) Thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này; b) Buộc trả lại phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này”. Tiếp tục trong Luật Báo chí sửa đổi có hiệu lực vào ngày 1/1/2017 cũng quy định chi tiết về quyền tác nghiệp của phóng viên khi chưa được cấp Thẻ nhà báo. Cụ thể, tại khoản 12, điều 9 Luật Báo chí mới quy định:Nghiêm cấm hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. Như vậy, từ ngày 1/1/2017, Luật Báo chí mới có hiệu lực tiếp tục quy định bảo vệ quyền tác nghiệp của phóng viên khi chưa có thẻ nhà báo, phóng viên tác nghiệp bằng giấy giới thiệu của cơ quan báo chí. Các hành vi cản trở trái pháp luật quyền tác nghiệp của phóng viên đều vi phạm pháp luật và phải xử lý nghiê |