Thông tin trên vừa được đưa ra tại hội thảo:“nghiên cứu quản trị đại học Việt Nam và Vương Quốc Anh” do Đại học Đà Nẵng phối hợp với Viện nghiên cứu đào tạo Việt – Anh tổ chức tại TP.Đà Nẵng ngày 25/11.
Hội thảo nhằm mục đích nghiên cứu thực tế quản trị giáo dục đại học tại Việt Nam và Vương quốc Anh nhằm đề xuất mô hình tự chủ cho giáo dục đại học Việt Nam. Mà trước mắt là mô hình quản trị cho Viện nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh hiện nay và Trường đại học Việt - Anh trong tương lai.
Đại sứ quán Anh tại Việt Nam tham gia hội thảo về giáo dục tổ chức tại Đà Nẵng. Ảnh: An Nguyên |
Tham dự hội thảo có ông Giles Lever - Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, đại diện các Trường đại học lớn ở khu vực miền Trung như: Đại học Quảng Bình, Đại học Vinh, Đông Á...
Triết lý giáo dục Việt Nam qua phân tích của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam(GDVN) - “Việt Nam có triết lý giáo dục, chứ không phải không có. Có điều, ta không có những câu trích dẫn để thành kinh điển”, Phó Thủ tướng khẳng định trước Quốc hội. |
Giáo sư Trần Văn Nam, Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, những vấn đề liên quan đến đổi mới cơ chế quản trị đại học đã được đề cập trên các văn bản pháp quy cũng như trên các diễn đàn.
Đây được xem là bước đột phá cần thiết, là biện pháp chủ đạo để tháo gỡ khó khăn nhằm phát triển mạnh mẽ giáo dục đại học Việt Nam.
“Đổi mới cơ chế quản trị đại học là đổi mới theo hướng tự chủ và mọi đổi mới phải theo xu hướng chung của thế giới. Tự chủ về tổ chức và nhân sự là vô cùng quan trọng. Trong đó, vai trò của Hội đồng trường mang tính quyết định” giáo sư Nam dẫn lại lời phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Cũng theo Giáo sư Nam, chương II của Luật giáo dục đại học đã đưa ra những quy định về tổ chức cơ sở giáo dục đại học, trong đó nêu rõ cơ cấu tổ chức của một trường đại học và quy định thành lập các hội đồng trường cho các trường đại học và cao đẳng.
Nhiều trường đại học lớn ở miền Trung cũng tham dự hội thảo. Ảnh: An Nguyên |
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường cũng được xác định cụ thể. Đại học Đà Nẵng đã thành lập Hội đồng và tất cả các trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng đều có hội đồng trường.
Tuy nhiên, theo ông Nam thì qua tham khảo cho thấy, hiện vẫn còn nhiều trường chưa thành lập hội đồng trường.
Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động Đại học Bách khoa Hà Nội(GDVN) - Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. |
Còn theo Trung tâm nghiên cứu và đánh giá giáo dục đại học, hiện đã có 12 cơ sở giáo dục đại học xây dựng đề án thí điểm thực hiện cơ chế tự chủ và được phê duyệt.
Nhiều cơ sở giáo dục đại học khác cũng đang xây dựng đề án tự chủ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong năm 2017, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng (thuộc Đại học Đà Nẵng) sẽ triển khai đề án tự chủ, sau đó đến các trường khác như: Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học Ngoại ngữ..
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tự chủ đại học là một chủ trương lớn nhiều triển vọng nhằm giúp đổi mới quản trị đại học theo hướng năng động và hiệu quả theo xu thế của thế giới.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đã tập trung vào nghiên cứu so sánh Hội đồng trường và tự chủ đại học tại Việt Nam và vương quốc Anh.
Trên cơ sở những nghiên cứu này sẽ giúp các nhà quản lý và nhà nghiên cứu có thêm thông tin về thực tiễn quản trị đại học tại Anh để từ đó đưa ra những đề xuất phù hợp với xu thế chung của thế giới trên cơ sở thực tiễn Việt Nam.