Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức hội thảo khoa học “Triển khai mô hình xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh thông minh giai đoạn 2017-2020”.
Để xây dựng mô hình "tỉnh thông minh", Thanh Hóa tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, chính quyền điện tử, công dân điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với công nghệ tự động hóa, kết nối, tích hợp các dữ liệu, phân tích tổng hợp dữ liệu… nhằm phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách hành chính.
Mô hình này sẽ được kỳ vọng tạo ra môi trường sống thân thiện, tiện lợi nhất cho người dân, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng phát biểu tại cuộc hội thảo. Ảnh: Thanhhoa.gov.vn. |
Tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, huyện, xã đảm bảo kết nối liên thông nhằm tiếp nhận xử lý, trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân.
Tỉnh sẽ đầu tư các trang thiết bị xây dựng các trường học thông minh.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, công tác khám chữa bệnh của ngành y.
Xây dựng trung tâm điều hành và hệ thống các trạm quan trắc môi trường tự động tại Khu kinh tế Nghi Sơn
Thanh Hóa: Công trình văn hóa 400 tỷ đồng vắng tanh, đó là tầm nhìn của lãnh đạo |
nhằm tránh tình trạng ô nhiễm môi trường và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của tỉnh.
Xây dựng một số hệ thống giám sát an ninh trật tự và an toàn giao thông trên các tuyến đường chính, khu vực trọng điểm của thành phố Thanh Hóa và các thành phố, thị xã khác trong tỉnh...
Dự toán kinh phí cho đề án khoảng 2.280 tỷ đồng (giai đoạn 2017-2020), trong đó phân kỳ vốn đầu tư 2017 là hơn 500 tỷ đồng; giai đoạn 2018-2020 là 1.776 tỷ đồng.
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhất lấy tên của đề án là: Xây dựng chính quyền điện tử và phát triển các dịch vụ thành phố thông minh tỉnh Thanh Hóa, để bảo đảm yếu tố pháp lý và phù hợp với thực tiễn.
Ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh, việc thực hiện đề án cần chia thành từng giai đoạn và có tổng kết, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm cho việc thực hiện từng giai đoạn. Việc thực hiện đề án cần tập trung vào 3 nội dung lớn gồm:
Xây dựng chính quyền điện tử theo lộ trình; xây dựng trung tâm đào tạo chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin; phát triển các dịch vụ thành phố thông minh, như: Y tế thông minh, giáo dục thông minh, an ninh thông minh...
Trước đó, tỉnh này đã thực hiện việc trưng bày mô hình Công viên văn hóa, để lấy ý kiến nhân dân về ý tưởng táo bạo này.
Công trình có tổng mức kinh phí theo dự toán lên tới gần 2.500 tỷ đồng.