Liên quan đến Dự án siêu nghĩa trang An Phúc Viên được quy hoạch trên diện tích khoảng 150 héc ta đất rừng và đất nông nghiệp trên địa bàn 2 xã Cương Sơn, Nghĩa Phương (thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) đã vấp phải sự phản ứng của một số người dân.
Tuy gặp phải sự phản ứng của người dân là vậy nhưng về phía Công ty cổ phần đầu tư An Phúc Viên cho biết, dự án đã được công ty làm đúng theo quy trình, những người dân có đất thuộc dự án đã đồng tình, ủng hộ. Tuy nhiên vẫn còn có một số hộ dân không có đất thuộc quy hoạch của dự án có ý kiến không đồng tình.
“Dự án nghĩa trang tại huyện Lục Nam đã được chúng tôi làm đúng quy trình, chúng tôi đã xuống lấy ý kiến của người dân và sau đó mới trình, làm các thủ tục đến các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang.
Tại dự án này, những người dân có đất nằm trong dự án họ đều chấp thuận và không có phản ứng gì, chỉ có một số người dân không có đất nằm trong dự án họ mới phản ứng.
Hiện tại thì dự án đang chuẩn bị tiến hành giải phóng mặt bằng. Dự án nghĩa trang đã được lãnh đạo tỉnh Bắc Giang đồng tình, ủng hộ”, ông Trần Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư An Phúc Viên cho biết.
Biên bản xin ý kiến của nhân dân, 100% các hộ dân tại thôn Vườn, xã Cương Sơn không nhất trí với dự án siêu nghĩa trang An Phúc Viên (ảnh nguồn Giáo dục Việt Nam) |
Cũng liên quan đến dự án trên, ông Trần Tuấn Anh cho biết là công ty không lấy đất nông nghiệp của người dân mà là đất rừng có hiệu quả kinh tế kém.
“Dự án tâm linh, theo tôi nó quá tốt, và đã được rất nhiều người ủng hộ. Chất thải về khí, nước, xây dựng,…chúng tôi làm theo tiêu chuẩn đã quy định. Đất thuộc dự án không có đất nông nghiệp mà đất rừng có hiệu quả kinh tế kém.
Và tất nhiên không thể tránh khỏi được những luồng ý kiến trái chiều của người dân, vì khi nghe đến nghĩa trang thì ai cũng có phần hơi sợ, quan trọng nhất là tất cả việc chúng tôi làm là phải theo tiêu chuẩn về môi trường, về xây dựng.
Việc kèn trống ỉnh ỏi ảnh hưởng đến người dân là không có, chúng tôi đã quy định không được thổi kèn,đánh trống gây ảnh hưởng đến người dân”, ông Trần Anh Tuấn cho biết thêm.
Trong một thư điện tử gửi đến tòa soạn, ông Trần Tuấn Anh cho biết thêm: "Toàn bộ Dự án là khoảng 103 héc ta, toàn bộ là đất rừng sản xuất trong đó gần 40% là đất trống, trước khai thác đất và không có cây hoàn toàn không hiệu quả, hơn 40% còn lại là đất trồng cây hiệu quả thấp là keo và bạch đàn, chỉ hơn 10% là đất trồng vải. Dự án không lấy một chút xíu đất nông nghiệp nào ngoại trừ hơn 1 héc ta để làm đường vào Dự án và không có một chút mặt nước nào".
Ông Tuấn Anh khẳng định: "Dự án không lấy một chút xíu đất nông nghiệp nào ngoại trừ hơn 1 héc ta để làm đường".
Như vậy, bản thân ông Tuấn Anh là chủ doanh nghiệp nhưng cũng không phân biệt được đâu là đất nông nghiệp. Bởi, Luật Đất đai quy định rất rõ: "Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; b) Đất trồng cây lâu năm; c) Đất rừng sản xuất; d) Đất rừng phòng hộ; đ) Đất rừng đặc dụng; e) Đất nuôi trồng thuỷ sản; g) Đất làm muối; h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;".
Xin thưa với ông Tuấn Anh rằng, toàn bộ diện tích đất mà Công ty An Phúc Viên đang khảo sát để lấy làm "siêu" nghĩa trang đều 100% là đất nông nghiệp.
Như trước đó Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có bài phản ánh, đầu năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Bắc Giang bất ngờ ban hành Quyết định số 02/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng công viên nghĩa trang An Phúc Viên (tỷ lệ 1/500) trên địa bàn 2 xã Cương Sơn, Nghĩa Phương trên diện tích khoảng 150 héc ta đất rừng và đất nông nghiệp.
Trước đó, ngày 20/8/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành Công văn số 3310/UBND-ĐT cho phép Công ty cổ phần đầu tư An Phúc Viên thực hiện dự án đầu tư công viên nghĩa trang An Phúc Viên.
Công ty An Phúc Viên sẽ lấy hơn 100ha đất nông lâm để làm siêu nghĩa trang(GDVN) - Người dân huyện Lục Nam đang bàng hoàng trước thông tin, Công ty cổ phần đầu tư An Phúc Viên sẽ lấy khoảng 150 héc ta đất rừng, nông nghiệp… |
Đến ngày 18/12/2016, Công ty cổ phần đầu tư An Phúc Viên có Tờ trình số 02/TTr-APV gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, Sở Xây dựng Bắc Giang đề nghị xem xét, phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng (1/500) công viên nghĩa trang An Phúc Viên.
Theo nội dung tờ trình thì quy mô diện tích khảo sát địa hình khoảng 150 hecta, quy mô lập quy hoạch khoảng 103 hecta chủ yếu là đất nông nghiệp, đất rừng và mặt nước.
Dự án có vị trí phía Bắc giáp sông Lục Nam, phía Nam giáp thôn Kỳ Sơn, phía Đông giáp xóm mới Ninh Hải, xã Nghĩa Phương và phía Tây giáp thôn Lợi, xã Cương Sơn.
Dự án được chia thành các khu chức năng như khu địa táng (cát táng, an táng 1 lần); khu lưu tro, khu tâm linh, công trình hỏa táng.
Ngoài ra, dự án còn có các dịch vụ như khu siêu thị tâm linh, cà phê, nhà hàng cơm chay.... Dự kiến quy mô an táng số lượng mộ phần của công viên nghĩa trang khoảng 60 ha.
Trên cơ sở đó, sau khi thẩm định quy hoạch chi tiết hồ sơ dự án, ngày 29/12/2016, ông Phạm Giang, Giám đốc sở Xây dựng Bắc Giang có Báo cáo số 356/BC-SXD trình Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thẩm định quy hoạch chi tiết xây dựng công viên nghĩa trang An Phúc Viên đồng thời đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để làm cơ sở cho các bước tiếp theo.
Chỉ vọn vẹn 5 ngày sau, tức ngày 03/1/2017, ông Lại Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ký Quyết định số 02/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng công viên nghĩa trang An Phúc Viên tỷ lệ 1/500.
700 người dân gửi thư lên Thủ tướng phản đối dự án phá rừng phòng hộ(GDVN) - Những người dân xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã gửi thỉnh nguyện thư lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về dự án phá hơn 100ha rừng phòng hộ làm nghĩa trang |
Trong lúc các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang đang xem xét hồ sơ dự án thì phía Công ty Cổ phần đầu tư An Phúc Viên đã tiến hành xin ý kiến của người dân, tuy nhiên việc thông báo này chỉ đến với các cán bộ thôn, xã và một số người dân có rừng nằm trong dự án.
Cụ thể, ngày 29/12/2016, đơn vị tư vấn là công ty Cổ phần tư vấn LIGI phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Cương Sơn đã họp với những hộ dân có rừng để xin ý kiến. Theo nội dung biên bản thì những hộ dân có rừng thì đều nhất trí, còn những hộ dân khác ở thôn Vườn sau khi họp bàn thì 100% phản đối dự án.
Không những vậy, ngày 17/1/2017, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang đã tổ chức hội nghị cùng đại diện tất cả các sở, ban ngành từ tỉnh, huyện cho tới xã thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng công viên nghĩa trang An Phúc Viên.
Kết quả, 100% đại biểu tham dự đều nhất trí những nội dung của đồ án nhưng không hề đả động tới ý kiến phản đối cương quyết của người dân về dự án theo khảo sát của đơn vị tư vấn.
Tại Điều 10 Luật đất đai số 45/ 2013/QH13 quy định các loại đất, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau: 1/ Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh; 2/ Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; Đất xây dựng trụ sở cơ quan; Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác; Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác; Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở. 3/ Nhóm đất chưa sử dụng dùng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. Nội dung |